Monday 31 March 2014

Thiên Phương là một tên phản động xảo quyệt



Ngay từ dòng đầu Thiên Phương đã đưa ra một đòi hỏi hết sức vô lý:

Tái hiện lịch sử phải trung thực, phản ánh đúng tiến trình vận động của nó, vì chỉ có như vậy, việc nghiên cứu lịch sử mới giúp hiểu về quá khứ và rút ra bài học hữu ích cho hiện tại.

(http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/binh-luan-phe-phan/item/22729702-luan-ban-ve-viec-van-dung-phuong-phap-lich-su.html)

Đó không phải là cách làm sử của ta, vì làm kiểu ấy ta không bao giờ có thể chứng minh được người bạn thân thiết suốt ba mươi năm lại có thể đồng thời là kẻ thù của ta trong ngần ấy năm. Nếu nhiệm vụ của sử học chỉ là tái hiện lịch sử phải trung thực, phản ánh đúng tiến trình vận động của nó, vì chỉ có như vậy, thì không ai viết nổi tiểu sử của lãnh tụ thiên tài Hồ Chí Minh. Thực tế là chỉ cần dựa vào một quyển sách của Trần Dân Tiên ta cũng đủ hiểu về quá khứ và rút ra bài học hữu ích cho hiện tại.

Mượn chiêu bài bảo vệ sự thật lịch sử, Thiên Phương khôn khéo dẫn dắt quần chúng nhân dân đi đến những kết luận bất lợi cho sự nghiệp cách mạng của ta. Y khăng khăng buộc tội Nguyễn Ánh cõng rắn cắn gà nhà để gián tiếp chửi Đảng ta cũng không hơn gì khi bị dồn vào đường cùng, phải ôm lấy Xít-ta-lin (gọi bằng Ông) và Mao Trạch Đông (gọi bằng Bác). Y trưng ra một sự thật hiển nhiên là bọn thực dân đế quốc không có thiện chí hòa bình trong khi đó y lại che giấu việc đảng ta đã làm cách nào để trấn áp bọn phản động khiến cho người sau không thể hiểu nổi tại sao có quá đông người chạy sang phía thực dân đế quốc trong một thời gian dài mấy mươi năm.

Thiên Phương đích thực là một tên phản động, hoặc là rất dốt nát, hoặc là hết sức xảo quyệt.

PGS TS Nguyễn Ngọc Thiện truyền nghề nghiên cứu cho Nhã Thuyên




Hà Nội ngày ... tháng .... năm ....

Nhã Thuyên mến,

 Trong khoa học xã hội và nhân văn, có khi chỉ có thể nghiên cứu đối tượng trong độ lùi cần thiết của lịch sử, khi sự việc, hiện tượng đã an bài, xong xuôi, người nghiên cứu đã có đủ tư liệu chính xác để nhìn nhận thỏa đáng các khía cạnh của vấn đề. Đối với những hiện tượng, vấn đề đang diễn tiến, nếu cần nghiên cứu phải bình tĩnh, khách quan, nhạy cảm và trung thực, không thể hấp tấp chằm bặp nghiên cứu, nhân danh khoa học mà chủ quan, cực đoan, phiến diện, ngụy biện gây rối, hoặc kích động nhân tâm dao động, hướng tới sự bất an.

Thầy chỉ nghiên cứu cái gì ai cũng biết rồi thôi, con ạ. Cái gì chưa ai biết là cái gì thì hãy đợi đấy.

Việc lựa chọn đối tượng nghiên cứu cùng với các dữ kiện nghiên cứu phải đáng tin cậy và hợp hiến cùng với đó là phương pháp nghiên cứu khoa học, phù hợp, có sức thuyết phục, là rất quan trọng.

Điều thầy vừa nói cũng là điều ai cũng biết rồi, con ạ. Điều sau đây mới là quan trọng nhất:

Ngay cả khi con nghiên cứu văn thơ, văn kiện của các chiến sĩ cách mạng thời kỳ hoạt động bí mật, con cũng chỉ được phép dựa vào tài liệu do nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia công bố thôi nhé. Những tác phẩm của họ không dám xuất hiện một cách đàng hoàng, phải lén lút tự ấn hành, mặc dù không photocopy, nhưng vẫn là tự xuất bản theo kiểu đối phó với sự kiểm duyệt của Nhà nước, gọi là kiểu xuất bản Samizdat, chưa được biên tập, chỉnh lý cẩn thận, rất có thể đối lập với lợi ích của toàn xã hội. Con từng học lịch sử Đảng, từng giảng Nhật Ký Trong Tù. Thầy không muốn nói nhiều hơn nữa.

Thế cho nên một khi:

Đối tượng nghiên cứu như vậy rõ ràng là không đáp ứng các yêu cầu về phẩm chất và giá trị văn chương đích thực, không được thừa nhận hợp pháp và hợp hiến.

Con hãy đọc lại lời thầy dặn ở đầu thư này.

Kinh nghiệm của thầy là người nghiên cứu chỉ cần đọc báo Công An là đủ. Báo Công An TPHCM đã nói rác là rác, không cần đến con phải nghiên cứu rác thơm hay thối, tại sao có rác, rác dùng được vào việc gì. Những việc đó báo Công An sẽ nghiên cứu nếu thấy cần thiết. Nhiệm vụ của những nhà nghiên cứu như thầy trò ta là đọc báo Công An.

Con hãy đọc lại lời thầy dặn ở đầu thư này.


Tình hình nghiên cứu như vậy đã gây không ít trở ngại cho tác giả khi viết mục “Lịch sử vấn đề” ở chỗ: trong số 34 đơn vị Thư mục được tác giả kể ra trong Thư mục nghiên cứu, thì có đến 20 thư mục lấy từ các trang mạng trôi nổi như trên đã nói, 5 đơn vị thư mục khác là các tài liệu do cá nhân bạn bè quen biết cung cấp riêng cho tác giả. Chỉ còn 9 đơn vị thư mục gồm các bài viết, sách dịch, sách nghiên cứu đã xuất bản chính ngạch hoặc Luận văn, Luận án đã bảo vệ về thơ Việt Nam đương đại là có thể kiểm chứng khi tác giả Luận văn trích dẫn. Song đáng tiếc những thư mục này lại được Đỗ Thị Thoan đánh giá thấp, cho rằng đó là “những bài báo vô nghĩa”, những luận văn, luận án “dè dặt trong tiếp cận và đánh giá” hoặc chí ít “mang tính chất điểm danh, nói theo, chỉ làm phong phú thêm những màu sắc của bức tranh giả mạo về thơ Việt Nam đương đại”.

Thầy không muốn nhắc đi nhắc lại mãi chuyện tư liệu trôi nổi vì nó lại liên quan đến điều thầy đã dặn con ở đầu thư này. Thầy chỉ muốn nói thêm một điều là con đừng bao giờ dẫn những tài liệu mà các thầy không đọc được. Những cái đó chẳng ích lợi gì cho ai cả. Còn vì sao mà chúng không có ích thì thầy khuyên con hãy đọc lại lời thầy dặn ở đầu thư này.

Cũng vì không biết cái điều quan trọng đó nên con đã sai đứt đuôi con nòng nọc khi khen Trần Ngọc Hiếu có “sự sâu sắc về tư duy”, có “tầm nhìn rộng ra sự khiêu khích và bản chất khiêu khích của những kẻ nổi loạn”, từ đó “đặt ra nhiều vấn đề có tính lý thuyết và cách thức tiếp cận thơ ca đương đại mà Mở miệng là một hiện tượng tiêu biểu”. Con hại Hiếu rồi. Sau con, người ta sẽ lôi Hiếu ra làm thịt đó.

Thầy đố con biết vì sao người ta có thể kết luận:

Luận văn đã thiếu khách quan, công bằng khi thiên về bình tán những ý kiến lạc lõng khen thơ của nhóm Mở miệng (mà người ta biết rằng chúng được xuất phát từ những động cơ khác nhau, khó có thể nói về sự lành mạnh của văn hóa đọc). Về phía người viết, thì tác giả đặc biệt cổ xúy cho Mở miệng, cho rằng thơ của họ không dừng lại ở văn bản, mà tất yếu dẫn đến hành động. Nói cách khác đó là “hành động thơ” để can dự vào việc chống sự trung tâm hóa, chống lại sự ổn định xã hội và điều hành của Nhà nước, chống đối bằng đòi hỏi sự lên ngôi của cái bên lề, của cái khác, những dòng ngầm của tư tưởng cùng là sự thừa nhận xuất bản chui, không chịu dễ bề để Nhà nước kiểm soát. Tóm lại là hòa cả làng, tôi cũng như anh, mọi sự bình đẳng, ngang bằng tuyệt đối một cách vô chính phủ (!).

Kết luận đó tất dẫn đến nghi vấn:

Thử hỏi, viết “Lịch sử nghiên cứu vấn đề” của Luận văn với thiên kiến và mục đích chính trị đối lập, phản kháng đồng lõa với Mở miệng như vậy, thì đó có phải là khoa học và trung thực hay không?


Luận văn của con mà đừng có phần lịch sử vấn đề thì ai quy kết gì cho con được? Nếu đừng có cái luận văn ấy thì dù con thì ai quy kết gì cho con được? Nếu đừng có cả cái bọn Mở Miệng thì ai quy kết gì cho con được? Không có bọn Mở Miệng, chỉ riêng việc nhai lại Báo Công An để giữ vững danh hiệu PGS TS cũng đủ vất vả rồi con ạ. Thầy không thừa thì giờ để mắt đến cái bọn ấy. Nếu hôm nay thầy có viết những dòng này, chẳng qua chỉ là để góp thêm một đòn đánh hôi chung với hội công an chứ nói thật nhé, bọn công an mà tha cái luận văn của con thì thấy viết bài này mất cả hứng thú.


Thân mến



PGS TS Nguyễn Ngọc Thiện


TB: Thầy đã đề nghị phúc tra luận văn của con. Bọn Pro & Contra bảo phúc tra luận văn là sai quy chế, nhưng bọn ấy dốt, không biết rằng ngành giáo dục của ta không cần phải giống ai hết và cả luật pháp của ta cũng không  nhất thiết phải giống ai. Bọn ấy lại là một trang mạng trôi nổi. Con hãy tin là con chết chắc.

Friday 28 March 2014

Long Nhật hát hay không?



Ai biết Long Nhật là ai? Hỏi chi chuyện Long Nhật hát có hay không? Bài hát duy nhất đưa lại cho anh một chút tiếng tăm là: Không có Nguyễn Chánh Tín, không có tất cả chúng ta (Lời bài hát đăng ở báo Lao Động: Vì nhờ có những người như Chánh Tín, như Thương Tín, Thẩm Thúy Hằng, Trà Giang… mà chúng ta mới có một nền điện ảnh như ngày nay).
Triết lý của Long Nhật rất đơn giản:
Bạn có thần tượng của bạn, chúng tôi có thần tượng của chúng tôi (vì trình độ chúng ta khác nhau)! Đừng ném đá, xúc phạm thần tượng của chúng tôi (kể cả khi họ họp báo kể khổ than nghèo) ! Và nếu bạn không muốn giúp đỡ (vì không có nhu cầu đánh bóng tên tuổi), hãy làm như Vi Thùy Linh nói: “Hãy tránh qua một bên, để chúng tôi giúp đỡ anh (bởi vì chúng tôi có nhu cầu được người đời biết tiếng)”.

Wednesday 19 March 2014

Nguyễn Chánh Tín thật đáng thương



Nếu bị đuổi ra khỏi căn nhà mười tỉ đang ở, ông không còn nơi nào để đi nữa. Đói ăn vụng, túng làm liều. Ông tổ chức họp báo, nhờ lều báo lên tiếng giúp ông ăn mày dĩ vãng, dựa hơi đại tá Nguyễn Thành Luân. Ấy là mua danh chỉ có ba đồng mà muốn bán danh tới những ba vạn.

Tuesday 4 March 2014

Nguyễn Thanh Sơn (nhà phê bình văn học) chỉ giỏi ngụy biện



Nhân hôm nay ươn người, mình lẩn thẩn phát... Số là ngày xưa mình có dạy ông Primakov một buổi thành ra ông ấy chỉ có thể gọi mình là thầy. Lúc dạy mình có nhấn mạnh người làm quan hệ quốc tế không được quên câu ABC là "không có đồng minh vĩnh viễn, không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có quyền lợi quốc gia là vĩnh viễn". Câu này có lần học trò mình truyền lại cho một thằng Việt Nam  (thằng Việt Nam học thằng Nga hai buổi cũng phải gọi nó là thầy thôi chứ sao). Thằng Việt Nam hiểu thế này:
Tóm lại, khi đưa ra một quyết định, lãnh đạo của một quốc gia phải đưa ra quyết định có lợi cho quyền lợi quốc gia của mình, cân nhắc tới các yếu tố địa chính trị, cân bằng quyền lực, ưu tiên đối ngoại...vv.

Rồi nó đứng trên lập trường của thầy nó, coi tổng thống cũ của Ukraina là một ông em hàng xóm, hôm qua còn ngoan ngoãn gọi dạ bảo vâng, hôm nay đã bị một thằng du côn đuổi sang nhà mình, rồi còn vác dao ra dọa mình. Thằng nào du côn? Thằng nào dọa thằng nào nhỉ?


Trên lập trường của thầy nó, đúng là quyết định của ông Putin chẳng có gì đáng ngạc nhiên.  Bênh vực Putin mới thật sự là điều đáng ngạc nhiên. Bênh vực công khai là điều đáng xấu hổ hơn nữa, và đáng xấu hổ nhất là không cần lý lẽ gì khác ngoài nắm đấm của kẻ mạnh.


Mình có nói quyền lợi quốc gia là cao nhất thật nhưng chẳng biết học trò mình đi dạy thằng kia thế nào mà nó lại suy được ra rằng "chuẩn mực đạo đức", "đạo lý", "luật quốc tế", những thứ mà so sánh với quyền lợi quốc gia, nó chỉ như giấy chùi đít, dùng để che mông khi cần. Mình có dạy nó rất kỹ rằng thấy người khác ăn cứt thì đừng bốc cứt ăn theo nhưng chắc Primakov không truyền dạy điều này cho Việt Nam.



Ở đời mình ớn nhất là những thằng nhân danh quyền lợi quốc gia. Lão Xta-lin còn gớm hơn. Chống Xtalin chẳng những là chống quốc gia mà còn chống cả giai cấp vô sản toàn thế giới. Chuyện này mình không dạy vì nghĩ là ai cũng biết rồi. Nhưng Primakov không nói nên thằng Việt Nam không hiểu được Putin chẳng vì quyền lợi của ai hết ngoài cá nhân nó và con bồ nó.


Thằng Việt Nam thật ra cũng khổ trước ngã ba lòng:
Nên chửi hôi nước Nga, để nó cáu lên không bán vũ khí cho nữa, trong tình cảnh Mỹ vẫn chưa cho phép bán vũ khí sát thương cho VN? Hùa theo Nga, chẳng làm cộng đồng quốc tế ngạc nhiên về phản ứng của một quốc gia cộng sản có bề dày đi theo đuôi Nga, nhưng có thể chiếm được sự hài lòng của chính phủ Nga? Hay tốt hơn là im mẹ nó mồm ("chúng tôi đang theo dõi với sự quan ngại sâu sắc") vì nhỡ sau này thằng TQ nó cũng làm thế với mình?

Đó là cái khổ của thằng muốn làm bạn với tất cả mọi người và chẳng thật sự là bạn của ai cả. Thế cho nên mình muốn nhắn Primakov mấy lời:
-Ngày mai thằng Tàu qua lấy Hải Sâm Uy, mày nhớ giương mắt lên nhìn xem thằng Việt Nam lấy lòng đứa nào nhé. Có mấy cái tàu nát thì mau mau bán cho nó đi để chúng nó còn kiếm chác. Mày không bán cho nó cũng chẳng có thằng nào mua đâu!

Ai cũng biết, chỉ những thằng LIKE được cái ngã ba lòng đó là không biết. Mình đâm ra hoang mang hết sức vì người Việt Nam được tiếng là rất thông minh, không khiêu khích đồng bào bằng những câu đại loại:
À mà thế thằng TQ nó cũng làm thế với mình thì các bác hải ngoại về nước chiến chứ nhỉ, hay lại ra trước Sứ quán nó phản đối mạnh mẽ?

Các bác hải ngoại yêu nước Việt có kém Nguyễn Thanh Sơn không? Dù họ chỉ ra sứ quán để phản đối thì hành động đó cũng đã phục vụ cho quyền lợi quốc gia rồi. Tại sao họ cứ phải yêu nước theo cái cách của những người như Sơn chỉ dạy?

Thôi, lẩn thẩn thế là đủ rồi.