Monday 8 August 2016

Hà cớ gì các thủ tướng cứ xin chữ Vũ quốc sư?

Đoạn dưới đây chép của Bùi Hoàng Tám:
(http://trannhuong.net/tin-tuc-41369/chuyen-cu-vu-khieu-tang-cau-doi.vhtm)
*****************************************************

Cách đây mấy năm, cụ đã từng tặng hai đôi câu đối cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với những dòng chữ đầy kính trọng:
“Kính tặng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, lá cờ đầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”
“Ái Quốc Thân Dân, Một Tấm Trung Can Trời Phật Tỏ.
Hùng Tâm Tráng Chí, Ngàn Thu Sự Nghiệp Núi Sông Ghi”.
Câu đói thứ hai, cụ viết: “Kính tặng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người đầy đủ tài năng, trí tuệ và tâm huyết trên cả lĩnh vực nội trị và ngoại giao”.
“Nội Trị Anh Minh, Giữ Vững Sơn Hà Cho Vạn Đại
Ngoại Giao Chính Nghĩa, Kết Thân Bằng Hữu Khắp Năm Châu”
.
Gần đây, cụ lại tặng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc:
"Tể tướng giáng trần, chí tráng tâm hùng Xuân mãi mãi;
Anh hùng nhập thế, dân an quốc thái Phúc vô biên".


 **********************************************

Phu Đổ Rác nhận thấy chuyện Khiêu dốt chữ và hay nịnh không có gì mới lạ. Chuyện không mới nhưng vẫn lạ là chuyện các tể tướng cứ đến xin sấm của trạng Vũ. Các ngài muốn phát ra tín hiệu gì, thông điệp gì, cho ai? Phải chăng các ngài muốn quần thần noi gương Vũ Khiêu đời đời ăn lộc nước? Hay các ngài chỉ muốn bày tỏ lòng trung tín, lập trường kiên định của chính các ngài?


Thursday 4 August 2016

Đảng ta liêm khiết từ trên xuống dưới

Tổng bí thư vừa được thủ tướng khen là vô cùng liêm khiết.
(http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/thu-tuong-tong-bi-thu-la-can-bo-vo-cung-liem-khiet-201608031129056.htm)

Thật ra thì Đảng ta ai cũng liêm khiết. 



Muốn không liêm khiết, phải có ghế. Muốn có ghế phải là đảng viên. Người vào Đảng ai cũng liêm khiết là vì vậy.




Sau đó chỉ có một bộ phận thoái hóa, không liêm khiết nữa.
 

Nhưng tất cả những thằng mắc tội không liêm khiết đều bị khai trừ khỏi Đảng trước khi ra tòa. Nhờ vậy những thằng lãnh án vì tội không liêm khiết đều là người ngoài Đảng. Không có ai là đảng viên phải ngồi tù vì tội không liêm khiết.

Wednesday 3 August 2016

Thực hư chuyện bộ đội đòi bắn dân

Theo một nguồn tin chưa được xác nhận chính thức, thiếu tướng Võ Trọng Hệ, tư lệnh quân đoàn IV, em ruột thượng tướng Võ Trọng Việt, đã tiết lộ danh tính, chức vụ, cấp bậc của người sút súng dọa dân ngày 31/7 vừa qua là tham mưu phó quân đoàn, thượng tá Phùng Quang Thế, cháu ruột đại tướng Phùng Quang Thanh. Nguồn tin này cũng cho biết ông Thế là thượng tá trẻ nhất Quân Đội Nhân Dân Việt Nam khi được phong năm 2014.

Trong một lần làm việc với báo chí, tướng Võ Trọng Hệ cho biết ông không hề dựa vào tướng Việt.

(www.nguoiduatin.vn/toi-khong-he-dua-vao-trung-tuong-anh-toi-a27401.html)

Trong nay mai chắc chắn chúng ta sẽ được biết là thượng tá Thế hoàn toàn không dựa / không hoàn toàn dựa / không dựa hoàn toàn / toàn dựa không hoàn... vào tướng Thanh.

Friday 29 July 2016

Bãi Rác phỏng vấn nhà báo Bình Lê, giám đốc trung tâm tin tức mình đài Vê Tê Tái

Phu Bãi Rác: Trước hết xin cảm ơn chị Bình Lê đã dành cho Bãi Rác buổi tiếp xúc hôm nay. Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng hiện nay, sự ưu ái của chị dành cho Bãi Rác khiến chúng tôi hết sức xúc động, thật sự không tin nổi là chị say yes

Bình Lê: Không có chi, anh ạ. Anh gửi e-mail xin hẹn qua ông lãnh sự danh dự Việt Nam ở xứ Li Kì là đúng đường đúng lối đấy ạ. Anh cần gặp tổng thống Xi Ri thì cũng chỉ cần e-mail nhờ ông ấy là xong.


Phu Bãi Rác: Thật thế ạ? Thế thì hay quá.


Bình Lê: Vâng, ông lãnh sự đó có rất nhiều mối quan hệ, quen biết rộng. Nếu anh muốn đi chơi Xi Ri, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ một chuyến thì bảo ông ấy gửi cho anh một cái mail xác nhận là đã xin hẹn được với tổng thống nước đó rồi cầm cái mail về vẽ ra một cái dự án, là xong. Chừng nào đến nơi anh chơi chán rồi gọi điện khẩn cấp về đài bảo "Nguy hiểm quá! Nguy hiểm quá! Tình hình biến chuyển rất nhanh..." hay "Tổng thống thay đổi kế hoạch vào giờ chót, không muốn gặp nhà báo nữa".... Sang hơn nữa thì anh có thể bảo là nhà báo không muốn gặp tổng thống!
 
Phu Bãi Rác: Dễ ăn thế a chị?
Bình Lê: Ở đài Vê Tê Tái chúng tôi toàn làm thế. Làm xong còn được khen thưởng.

Phu Bãi Rác: Làm thô thiển quá chúng chửi chết.
Bình Lê: Chửi thì tôi không trả lời. Góp ý ôn tồn thì tôi mới trả lời.

Phu Bãi Rác: Tiền thuế của dân tiêu vào việc trời ơi mà sao không cho họ chửi hả chị?
Bình Lê: Tiền của đài chứ tiền thuế nào của dân? Tổng giám đốc đài ký duyệt chứ dân nào ký?

Phu Bãi Rác: Vâng, đúng vậy. Nhưng tiền nào thì cũng là tiền. Sao chị không dùng tiền đó cho vụ cá chết Vũng Áng hay ngư dân ta ra Hoàng Sa bị Trung Quốc ức hiếp thế nào mà lại vung vào một chỗ không ai biết là ở đâu?
Bình Lê: Thì cũng như anh đấy. Sao anh lại đi kiếm Bình Lê mà không ra Hoàng Sa? Chuyện chi tiêu cho ai vào mục đích gì là chương trình riêng của mỗi đài. Nói ra thì dài lắm. Nhưng nghĩ kỹ thì... sang Xi Ri cũng là vì Hoàng Sa, Trường Sa đấy.

Phu Bãi Rác: Xin chị giảng rõ hơn ý này.

Bình Lê: Thế này nhé. Xi Ri đang có chiến tranh, đúng không? Có ghê rợn không? Có. Thế thì bạn xem đài có muốn yêu Hoàng Sa, Trường Sa đến mức như thế không? Không. Vì cuộc chiến nào cũng là ghê rợn, bất kể đó là thứ chiến tranh gì.

Phu Bãi Rác: Á à.... Tuyệt. Nhưng sao xem Ký Sự Xi Ri người ta không có cảm giác ghê sợ mà chỉ thấy buồn cười?
Bình Lê: Buồn cười thế nào cơ chứ? Gạch đá đổ nát nhiều như thế không đủ ghê sợ sao? Những câu chuyện đã xảy ra cho người dân lành không đủ kinh hoàng sao?

Phu Bãi Rác: Người ta buồn cười vì không thấy hòn tên mũi đạn ở đâu cả mà chị lại sợ vãi cả linh hồn. Người ta không nhìn thấy, không cảm được nỗi khốn khổ của người dân ở đó mà chỉ nhìn thấy... chị. Xin hỏi: chị có phải là nhân vật chính của bộ phim không?
Bình Lê: Không. Vì tôi không diễn. Phim không có kịch bản, không có trang phục, không có diễn viên, không có gì hết. Tôi thừa nhận là đoàn chúng tôi thiếu tính chuyên nghiệp. Kiểu như anh đi du lịch Xinh-ga-po hay Mã Lai, xuống máy bay, thuê xe đi vòng vòng mấy ngày với một cái máy quay. Lia được chỗ nào thì lia, thế thôi. Sau đó mình ráp lại thành cái ký sự.

Phu Bãi Rác: Có người nói rằng Ký Sự Xi Ri có nhiều điểm giống với một cờ líp của Nga năm 2014.
Bình Lê: Đó là những người chửi tôi ở các trang mạng vớ vẩn. Đã là chửi thì tôi không trả lời. Nhưng nếu đúng là có sự trùng hợp như vậy thì chỉ có thể nói là những tư tưởng lớn gặp nhau, anh ạ. Nhưng tôi tin là nếu có sự trùng hợp thì cũng không thể trùng hợp hoàn toàn. Ký Sự Xi Ri có rất nhiều điểm không giống ai trong giới làm phóng sự.

Phu Bãi Rác: Theo chị, người ta chửi vì lý do gì? Có phải vì chất lượng của Ký Sự Xi Ri không xứng với đồng tiền bát gạo?
Bình Lê: Không phải anh ạ. Rất nhiều người like Ký Sự Xi Ri đấy chứ, nhiều gấp năm lần số người dislike. Cái số dislike là bọn tiêu cực từng bị tôi tố cáo nên chúng nó ghét tôi, cố tình bôi bác mình. 

Phu Bãi Rác: Câu hỏi cuối cùng: một chuyến đi chơi xa như thế tốn hết bao nhiêu tiền của đài Vê Tê Tái?
Bình Lê: Kinh phí là chuyện không thể giải trình được, anh ạ. Anh thông cảm. Anh hỏi bữa cơm một mình tôi nấu cho một mình tôi ăn thì tôi sẵn sàng... 

Phu Bãi Rác: Xin cảm ơn chị. Hy vọng gặp lại chị sau một loạt ký sự khác.
Bình Lê: ...

Wednesday 27 July 2016

Võ Kim Cự chịu trách nhiệm bằng cách nào?

Võ Kim Cự trốn chui trốn nhủi mấy tháng, giờ mới thò mặt ra. Va nói mấy tháng nay va không đi trốn mà va bận nhiều việc quan trọng hơn chuyện cá chết, ví dụ: tổ chức bầu bán liên minh hợp tác xã để va lãnh chức chủ tịch,  bầu bán quốc hội để va vào tiếp tới ủy ban kinh tế... Trong khi bận tíu tít với quốc gia đại sự, va cũng cảm thấy đau vì cá chết. Va sẵn sàng nhận trách nhiệm. Nhưng vẫn theo lời va, va chẳng làm gì sai cả.

Friday 1 July 2016

Chính phủ và tình nghĩa với Formosa

Sau ba tháng khẩn trương điều tra, chính phủ cuống cuồng long trọng tuyên bố điều mà ai cũng biết ngay từ đầu là Formosa chính danh thủ phạm giết tôm cá ở Vũng Áng và các vùng biển lân cận.
(http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/chu-nhiem-van-phong-chinh-phu-danh-ke-chay-di-khong-danh-nguoi-chay-lai-3428596.html)
Thử vạch quần tè một phát xuống biển xem. Không có người trông thấy thì cũng có trời biết, đất biết, mình biết. Formosa xả một khối lượng chất độc khổng lồ nhưng Formosa lại không biết, phải chờ chính phủ ta điều tra mới chịu cúi đầu nhận lỗi. Mai Tiến Dũng gọi đó là chạy lại, không phải chạy đi. Phu đổ rác có mấy thắc mắc: 
1) Chính phủ ta sống và làm việc theo pháp luật hay theo tình nghĩa?
2) Chính phủ ta có tình nghĩa thế nào với Formosa?

Thursday 16 June 2016

Chỉ có ưu việt, không có ưu ái ; Không ưu tiên nhưng có yêu tiền

Chiều 14-6, ông Vũ Quang Hải - phó tổng giám đốc Sabeco - đã trả lời Tuổi Trẻ trên tinh thần “nói hết những điều mình biết”.
* Ông nhận xét thế nào về nội dung VAFI đã đưa ra dư luận?

- Về thông tin liên quan quá trình công tác của tôi tại PVFI, tôi nhận quyết định về vào tháng 1-2011 thì đến tháng 5-2013 chuyển công tác.

Tại thời điểm đó, không phải chỉ có tôi được quyết định bổ nhiệm làm giám đốc mà Tập đoàn Dầu khí quốc gia VN còn quyết một người nữa làm chủ tịch HĐQT.
Sao các anh không tìm hiểu xem bố mẹ người kia là ai?

Mục đích của việc bổ nhiệm này là tái cơ cấu toàn diện PVFI vì phát sinh  những khoản nợ xấu, vốn điều lệ công ty khoảng 300 tỉ đồng.
Anh cũng thấy là đội ngũ cán bộ của PVFI yếu và thiếu thế đấy. Con nít lên 10 cũng làm lãnh đạo được, đúng không?

Thời điểm tôi về thì được báo cáo là vừa mất vốn, và mất thêm khoảng 600 tỉ nữa. Còn năm 2010 thì được báo cáo là lỗ khoảng 40 tỉ đồng. Tất cả cái này đều báo cáo về Tập đoàn Dầu khí quốc gia VN.

Nếu quay lại thời điểm đó thì PVFI có hai khoản đầu tư. Một là đầu tư chứng khoán tại Công ty CP chứng khoán SMEs, khả năng mất vốn lên đến 360 tỉ đồng. Thứ hai là tại Công ty CP chứng khoán Phố Wall khoảng hơn 70 tỉ đồng.

Cộng thêm các khoản huy động ngắn hạn nữa lên đến gần 800 tỉ đồng, cũng  có khả năng mất vốn. Năm đầu tiên khi tôi về (2011) lỗ khoảng 197 tỉ đồng, chủ yếu là do trích lập dự phòng.

Còn hai công ty chứng khoán nói trên thì trước đó cơ quan công an đã lập hồ sơ khởi tố về những sai phạm tại đây.

Tôi có thể tự tin nói là các khoản lỗ đó không phải do tôi gây ra mà tôi chỉ kế thừa và xử lý các khoản lỗ đó.

Chúng tôi làm tất cả mọi thứ, đến năm 2012 số lỗ đã ít đi rất nhiều, còn khoảng 70 tỉ đồng, chứ không phải như VAFI nói là “hai năm lỗ hơn 200 tỉ đồng”.
Tôi phá ít thôi, đúng không?

Như vậy làm giảm lỗ chứ không phải là tăng thêm lỗ. Và khi tôi đi thì gần như PVFI không còn các khoản nợ xấu nữa, thanh toán toàn bộ công nợ tồn tại.
Tôi cho rằng chỉ cần lỗ ít thôi là giỏi rồi chứ ở cái xứ này có lãnh đạo nào làm ăn ra lãi?  

* Ông xuất thân từ đâu trước khi để được bổ nhiệm về PVFI?

- Trước đây tôi đi học tài chính, quản trị kinh doanh ở Anh. Sau khi về VN, năm 2007 tôi về làm ở Tổng công ty Tài chính dầu khí, ở ban đầu tư với vai trò chuyên viên. Sau đó nữa thì mới được điều chuyển về PVFI.

* Nghĩa là chỉ sau bốn năm, ông từ chuyên viên của một ban thuộc bộ, đã được “lên” giám đốc?

- Phải hiểu vấn đề ở đây bổ nhiệm giám đốc cho tôi mục đích là để xử lý tồn tại, chứ không phải để kinh doanh. Khi tôi về mọi người cũng rất ngạc nhiên hỏi tại sao về đây, đang khó khăn thế.

Nhưng tập đoàn cũng nói rằng đại ý “ông trẻ thì ông phải đi”, chứ không phải là trong vòng mấy năm mà đi nhanh thế.

* Rời PVFI, ông tiếp tục nhận công tác ở đâu? Có ai đề nghị không?

- Tôi chuyển về Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu (Cục Xúc tiến thương mại thuộc Bộ Công thương) từ tháng 5-2013 theo đề nghị ở đây.

Chức vụ là phó giám đốc trung tâm kiêm nhiệm thêm kiểm soát viên tài chính ở Tổng công ty Thuốc lá VN. Theo quy định của Bộ Công thương ở thời điểm đó thì được hưởng chế độ vụ phó.
Thật ra là quy định do bố tôi đặt đấy nhưng cứ nói thế cho các anh bớt dị nghị.

* Chuyển về Cục Xúc tiến thương mại ông có phải thi tuyển không?

- Không, tôi chuyển ngang. Vì Trung tâm tâm hỗ trợ xuất khẩu là đơn vị sự nghiệp có thu, có con dấu, tài khoản riêng chứ không phải hoạt động theo cơ chế nhà nước, nên có quyền tuyển dụng, chứ không theo ngạch công chức nhà nước.

* VAFI nói ông về được Sabeco là do bố ông bổ nhiệm? Ông về Sabeco khi nào?

- Trước tết năm 2014. Mùng 6 tết là đi làm. Chuyện bổ nhiệm tôi về Sabeco là thế này. Chủ tịch HĐQT Sabeco lúc đó là anh Phan Đăng Tuất có làm văn bản gửi Bộ Công thương xin tăng cường cán bộ trẻ cho tổng công ty.
À, cái anh này là lon ton của bố tôi đấy, ai cũng biết nhưng báo không nói thì người ta vẫn tưởng là không ai biết.

Anh Tuất đã có văn bản chỉ đích danh tên tôi, và không chỉ mình tôi mà lúc đó còn bổ nhiệm thêm hai phó tổng trẻ nữa.
Khi nào các anh lục tìm gốc gác của hai phó tổng trẻ kia?

Thời điểm đó, Bộ Công Thương,
tức là bố tôi, chấp thuận là giới thiệu tôi về Sabeco chứ không hề có quyết định bổ nhiệm tôi.

Cái này VAFI nhầm. Tôi chỉ được giới thiệu tham gia HĐQT vì Sabeco còn cổ đông bên ngoài là Heineken nữa, nên bộ không quyết được chuyện này.

HĐQT họp và có xin ý kiến cổ đông đàng hoàng và sau đó bầu bổ nhiệm tại đại hội cổ đông bất thường. Rõ ràng là cổ đông Heineken đồng ý thì quy trình rất công bằng chứ không có gì khuất tất cả.
Bọn Tây nó biết rất rõ tiền của nó đi về đâu nhé. Anh thử nghĩ xem tại sao nó đồng ý là anh hiểu ngay nhé.

Thứ hai, VAFI nói tôi đại diện phần vốn nhà nước tại Sabeco là sai. Ngay thời điểm tôi về và cả hiện nay, tôi không hề là người đại diện vốn nhà nước tại Sabeco.

Tôi chỉ là người làm thuê cho Sabeco thôi, hoàn toàn rất đúng quy trình, chứ không phải bố bổ nhiệm con.

* Vậy tại sao Sabeco đề xuất ông, chứ không phải ai khác?

- Chắc cái này phải hỏi anh Tuất.

* Trước khi đề xuất ông, ông Tuất có trao đổi để hỏi ý kiến với ông không?

-Cũng có trao đổi, tôi nhớ đâu khoảng tháng 6-2014.
Anh Tuất nói đại khái là bố cho anh ấy về dọn đường lót ổ cho tôi. Tinh thần là thế. Gần đến cuối năm 2014 thì tôi mới vào làm ở Sabeco. Phải hỏi chứ. Hỏi rất lâu, đến cuối năm tôi mới đồng ý về. Cù cưa mãi, bố tôi thôi bộ trưởng thì hỏng hết.

Thời gian hỏi thì tôi không nhớ. Còn làm tờ trình từ tháng 2, đến tháng 9, tháng 10 gì đấy mới đồng ý. Nói chung phải trải qua quá trình.
Tốn giấy lắm anh ạ.

* Vậy ông có trao đổi với bố ông khi được ông Tuất “xin” về Sabeco hay không?

- Có. Vì bản thân bố tôi cũng không muốn. Thứ nhất là xa nhà, thứ hai là dư luận sẽ nói.
Bộ ấy thiếu gì chỗ thơm?

* Như ông nói, cuối năm 2014 ông đã về làm việc tại Sabeco. Nhưng Sabeco có văn bản đề nghị bổ sung thêm cán bộ lãnh đạo cho tổng công ty vào tháng 1-2015. Đến ngày 4-2-2015 thì Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa mới ký quyết định điều động ông về Sabeco, đề cử tham gia HĐQT. Và ngày 5-2-2015, tức chỉ sau một ngày bà Thoa ký quyết định, ông Tuất mới có tờ trình đại hội đồng cổ đông Sabeco xem xét lấy ý kiến?

- Tôi cũng không nhớ rõ ngày giờ, chỉ nhớ là có diễn biến xin như thế.
Những chuyện điện thoại riêng, thăm viếng qua lại, xin miễn kể.

* Bản thân ông có thấy rằng từ năm 2007 đến năm 2016, chưa đến 10 năm mà ông đã trải qua rất nhiều chức vụ quan trọng. Theo ông, nếu một cán bộ công chức bình thường thì liệu có lên được những vị trí như vậy không?

-
Thế nào là cán bộ công chức bình thường? Có phải cán bộ nào cũng có bố làm bộ trưởng không? Ngoài bằng đại học ra, tôi cũng có bằng thạc sĩ tài chính, cũng được đào tạo bài bản ở nước ngoài. Và điều quan trọng nhất là tôi được tuyển dụng ở bộ của bố tôi chứ sang bộ khác, tôi lại thành... tầm thường mất,

Tôi hiểu là dư luận có ý rằng con quan thì lại làm quan, nhưng quan điểm của tôi là trong một đất nước do Đảng lãnh đạo, mọi thứ bình đẳng hết, cơ hội của mọi người là như nhau. Đảng mà không lãnh đạo nữa, làm sao thằng dốt có cùng cơ hội với thằng giỏi?

Thật sự tôi không nghĩ đây là sự ưu ái, vì tất cả chúng ta đều bình đẳng hết.
Anh cứ thử vác bằng thạc sĩ tài chánh nước ngoài đến bộ công thương xem. Biết đâu đấy.

Thursday 9 June 2016

Chủ tịch Đà Nẵng thí chốt rất nhanh

Ngày 6/6, Chủ tịch UBND Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ chủ trì buổi làm việc với các Sở, ngành liên quan tai nạn chìm tàu trên sông Hàn làm 56 người gặp nạn, trong đó ba người tử vong. Ông Thơ nhấn mạnh, cuộc họp nhằm tập trung làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan. "Nỗ lực của chúng ta đã được nhân dân thừa nhận, tuy nhiên qua đó cũng phát hiện còn rất nhiều lỗ hổng trong quản lý nhà nước", ông nói.
(http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/cuoc-hoi-ngo-trong-nuoc-mat-voi-an-nhan-vu-chim-tau-o-da-nang-3416380.html)
Giám đốc cảng vụ đường thủy nội địa và đội trưởng quản lý bến bị đình chỉ chức vụ ngay lập tức. Các cấp cao hơn vô can.

Wednesday 8 June 2016

Thư ngỏ gửi bà Tôn Nữ Thị Ninh và các bạn của bà



Ngày 7 tháng 6 bà Tôn Nữ Thị Ninh công bố bức Thư ngỏ gửi người Việt Nam và các bạn Mỹ như sau:

1.  Ngày 1/6, tôi đã bày tỏ cô đọng quan điểm về việc ông Bob Kerrey (BK) giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Tín Thác (Board of Trustees - BOT) Đại học Fulbright Việt Nam (FUV). Nay tôi xin gửi thư ngỏ đến người Việt Nam và các bạn Mỹ quan tâm đến vấn đề này với mong muốn diễn giải rõ hơn, đầy đủ hơn quan điểm của tôi.
2. Trước hết, tôi xin nêu một số thông tin để làm rõ hơn về nguồn tài chính và vai trò Hội đồng Tín Thác của một đại học kiểu Mỹ như FUV:
2.1. 20 triệu USD vốn ban đầu cho việc xây dựng FUV được nhắc đến như đóng góp mới của chính phủ Mỹ. Thực tế là: đó là khoản 20 triệu USD còn lại từ chương trình VEF (Quỹ Giáo dục Việt Nam - đã được thực hiện từ năm 2000, trích 5 triệu USD/năm trên tổng số 100 triệu USD cho chương trình học bổng) là món tiền chính quyền Sài Gòn nợ chính quyền Hoa Kỳ trước 1975, mà nhà nước CHXHCN Việt Nam thống nhất nhận trả phía Mỹ theo thông lệ quốc tế. Nói cách khác, thực chất đây là việc chuyển một món tiền có sẵn - từ mục đích cấp học bổng hàng năm sang mục đích tài trợ ban đầu cho FUV - chứ không phải do BK mới gây quỹ đặc biệt cho FUV.

2.2. Đối với một đại học kiểu Mỹ như FUV, vai trò của một Hội đồng Tín Thác và người đứng đầu Hội đồng không đơn giản bó hẹp trong nhiệm vụ gây quỹ mà là quyết định định hướng chiến lược của trường, và đề ra chủ trương với hàng loạt vấn đề phức tạp liên quan đến những bên có lợi ích khác nhau trong xã hội. Chính Hội đồng lựa chọn và bổ nhiệm Hiệu trưởng. Điều này để phủ định ý kiến cho rằng đây là vị trí với vai trò hạn hẹp, hàm ý không đáng để dư luận quan tâm, tranh cãi.
3.  Tôi không đồng tình với ý kiến muốn trấn áp sự phản đối việc bổ nhiệm ông BK đứng đầu BOT/FUV bằng cách gắn việc này với chuyến thăm của Tổng thống Obama. Tôi không tin Tổng thống Obama sẽ đồng ý việc kết hợp này nếu biết trước việc bổ nhiệm BK sẽ gây tranh cãi, mở lại quá khứ đau buồn, đi ngược với định hướng chủ đạo của chuyến thăm là đồng thuận hướng về tương lai.
4. Tôi cũng không tán thành kiểu khép những người phản đối việc bổ nhiệm BK là bảo thủ không hướng về tương lai, “không ủng hộ hòa giải”. Ví dụ như, tôi theo quan điểm phản đối nhưng bạn bè Mỹ của tôi không hề kết luận là tôi không hướng về tương lai, “không ủng hộ hòa giải”. Ủng hộ hòa giải, hướng về tương lai không phải là độc quyền của những ai ủng hộ BK làm Chủ tịch BOT/FUV. Nếu BK không có quá khứ nặng nề đối với nhân dân Việt Nam, thì chắc không ai bình luận gì. Nếu người được bổ nhiệm là cựu chiến binh như cựu Hạ nghị sĩ, Đại sứ đầu tiên của Hoa Kỳ tại Việt Nam Pete Peterson hoặc là chính ông Thomas Vallely, cũng là cựu chiến binh, là người có công lớn nhất trong việc thành lập FUV thì không ai sẽ có ý kiến gì.
5. Tôi không hiểu tại sao nhất thiết phải bổ nhiệm BK vào vị trí quan trọng của FUV trong giai đoạn mở đầu mang ý nghĩa biểu tượng cao? Những người Mỹ đã bày tỏ quan điểm với tôi (trong đó có cựu chiến binh) hoặc công khai trên báo chí và các mạng xã hội đều không tán thành, thậm chí phê phán thẳng thừng. Chẳng hạn như PGS. Jonathan London được BBC trích dẫn ngày 2/6: “…đó là một quyết định phải nói là vô trách nhiệm. Muốn thành lập một đại học mới ở Việt Nam thì ít nhất phải nhạy cảm với lịch sử của hai nước. Tôi nghĩ đây là một sai lầm hết sức buồn.” Hay là TS. Mark Ashwill, chuyên gia giáo dục, sống và làm việc lâu năm tại Việt Nam, trả lời báo điện tử Trí Thức Trẻ ngày 3/6, nhận xét đây là “một nỗi hổ thẹn (disgrace)”. BK nên “từ chức ngay lập tức. Chắc chắn Fulbright có thể tìm được lãnh đạo tốt hơn những người như BK, một biểu tượng của quá khứ đen tối”. Lẽ nào người Việt Nam chúng ta tỏ ra bình thản hơn cả người Mỹ đối với một biểu tượng của quá khứ đen tối?
6. Trước một số không nhỏ công dân mạng kêu gọi “hãy rộng lượng, bao dung, tha thứ, hãy hướng về tương lai, vì tương lai của Việt Nam…”, tôi muốn nói rõ như sau:
6.1. Việc tha thứ hay không tha thứ cho vai trò của BK trong vụ thảm sát ở thôn Thạnh Phong là quyền của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, có thể tha thứ nhưng đồng thời không tán thành việc BK giữ vị trí lãnh đạo một trường ĐH tại Việt Nam (việc ông lãnh đạo một ĐH của Mỹ bên Mỹ là chuyện khác).
6.2. Tôi cũng khẳng định chúng tôi phản đối không phải vì chỉ xuất phát từ cảm xúc, cảm tính, không phải vì thiếu “lý trí tỉnh táo và sáng suốt”. Ngược lại, vì tỉnh táo và sáng suốt mong muốn cho đại học Fulbright có một khởi điểm lành mạnh, đồng thuận, suôn sẻ và một con đường phát triển bền vững, chúng tôi mới lên tiếng. Lẽ ra những người quyết định mời BK đảm nhiệm vị trí lãnh đạo FUV nên “tiến lên phía trước ở Việt Nam nhưng ghi nhớ những bài học của Việt Nam” trong đó bài học thứ ba là “biết từ tốn khi nghĩ rằng đã hiểu biết văn hóa nước khác” (Bài xã luận trên New York Times ngày 23/6/2016).
7. Chúng ta đang chứng kiến một dạng kêu gọi nhau thi đua bày tỏ “vị tha, cao thượng”. Nhân dân Việt Nam không còn phải chứng tỏ, chứng minh một lần nữa tính nhân văn của mình trong quan hệ với kẻ thù trước đây mà dư luận quốc tế, đặc biệt bản thân các cựu chiến binh Hoa Kỳ, đã công nhận từ lâu. Tôi ngạc nhiên về những tình cảm cảm thông sâu sắc dành đặc biệt cho sự khổ tâm của BK với “những lời thốt ra từ gan ruột”, ca ngợi ông “rất can đảm khi quyết định nhận cương vị hiện nay”! Trong khi đó, tôi nhớ đến lời của một người ở Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, nơi đang trưng bày chứng tích về vụ thảm sát ở Thạnh Phong, thương xót cho các nạn nhân chưa hề được người có tội trở về thắp cho họ một nén hương. Người đó không thể tưởng tượng cảnh hàng trăm hàng ngàn sinh viên Việt Nam Đại học Fulbright sẽ gọi ông BK một cách tôn kính là “Thầy” theo phong tục Á Đông và đặc biệt ở Việt Nam. Và tôi lại nghĩ, đến một ngày nào đó, ảnh của ông BK sẽ được treo tại ĐH Fulbright ở vị trí trang trọng nhất dành cho các vị sáng lập của trường!
8. Tôi nghĩ đến nay đã có thể kết luận là việc chọn ông BK làm Chủ tịch Hội đồng Tín Thác Đại học Fulbright Việt Nam đã thành một vấn đề gây tranh cãi thay vì tạo nên sự đồng thuận cần thiết cho dự án quan trọng này cất cánh thuận buồm xuôi gió.
Hiện giờ quả bóng đang nằm về phía nhóm sáng lập Đại học Fulbright. Vì đây là một dự án giáo dục với ý nghĩa và hệ lụy sâu rộng, tôi hi vọng nhóm sẽ nghĩ lại và cùng ông BK đưa ra giải pháp ổn thỏa: chọn một người khác đảm nhiệm vị trí lãnh đạo Hội đồng Tín thác FUV.
Bản thân tôi sẵn sàng gặp lại Bob Kerrey, người cựu chiến binh Mỹ, để trao đổi về những việc góp phần thúc đẩy quan hệ Mỹ - Việt vì lợi ích nhân dân hai nước.
Tôn Nữ Thị Ninh (http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/308989/thu-ngo-gui-nguoi-vn-cac-ban-my-cua-ba-ton-nu-thi-ninh.html)


Thưa bà Tôn Nữ Thị Ninh và những người bạn của bà,

Tôi không có hân hạnh là bạn của ông Bob Kerrey (sau đây sẽ dùng cách ghi tắt đã trở nên quen thuộc là BK). Tuy nhiên không phải vì thế mà tôi không ủng hộ việc thay thế BK bằng một nhân vật khác được sự ủng hộ của tất cả các bên có liên quan trong vai trò chủ tịch hội đồng tín thác FUV. Nước Mỹ không thiếu nhân tài và nếu có điều gì không đem lại lợi lộc cho nước Mỹ thì người Mỹ nhất định không làm. Giông bão do bà và những người bạn của bà liên tục khuấy động trong mấy ngày qua nhất định sẽ buộc những người có trách nhiệm suy nghĩ lại. Nếu họ nhận thấy bà và những người bạn của bà là một thế lực đáng kể thì họ sẽ làm theo ý bà.


Bà không cần phải thanh minh rằng các bạn của bà đều khen bà là người không bảo thủ. Bao giờ kẻ thù của bà cũng ngợi khen bà như thế, xin hãy thông báo cho mọi người cùng biết bằng một thư ngỏ khác. Nhưng tôi e người có thiên lương thuần túy không hiểu được một cái mồm vừa leo lẻo tha thứ vừa đuổi người ta đi chỗ khác chơi. Cái lối chơi chữ ấy có thể lừa được những người nhẹ dạ đi đến Cải Cách Ruộng Đất, Học Tập Cải Tạo... chứ không lừa được những người sống sót sau quá khứ đau buồn đó và... người Mỹ. Trong khi bà đã cố tình quên sạch quá khứ (đó) để chỉ hướng tới tương lai (theo lời bà tự khen), thì ký ức của bà lại chọn ra những mảnh quá khứ khác để ngăn đường đến với tương lai. 

Bà ngậm miệng ăn cá chết Vũng Áng nhưng lại quyết mở miệng để chống (một nhóm) người nào đó ở tận bên Mỹ. Sao bà không nghĩ được rằng (nhóm) người đó có thể giúp bà và các bạn của bà không còn phải ăn tôm cá nhiễm độc trong tương lai? Tại sao bà và các bạn của bà cứ đay nghiến mãi cái chuyện (nhóm) người đó không xứng đáng với công việc giúp bà, con cái bà và bạn của bà có một cuộc sống tốt đẹp hơn hiện nay?

Kính chúc bà vạn an, dành tâm huyết và trí tuệ cho những việc ích nước lợi dân.

Nguyễn Đông Thạnh

Tuesday 7 June 2016

Dư luận viên Đào Trung Thành ra sức cứu dư luận viên Nguyễn Thanh Sơn


Trong một tút trên facebook Phạm Anh Gấu vừa mới lật mặt nhà phê bình văn học Nguyễn Thanh Sơn:

(https://www.facebook.com/gaupvn/posts/10154205837099709)
 

Nhân tiện đang có đà nói về những bọn trí thức lưu manh mình xin nói kèm
luôn thêm một người bạn thân, chiến hữu, cánh hẩu của tay luật sư đểu Bảo Anh này. Nói về người này là việc làm rất khó khăn do người đó đã mang tiếng là bạn mình gần 20 năm nay, cũng đã có những lúc tâm sự, chia sẻ việc này việc khác. Mình chưa từng nhờ vả hay được lợi gì từ người này mà tình bạn, nếu có thể gọi là vậy, chỉ dựa trên lịch sử chung chơi với nhau ở Netnam xưa. Người này với mình, ngay từ đầu mình đã biết là không phải bạn lòng mà chỉ là bạn tiện mượn tiếng nhau cho vui. Qua chừng đó năm chơi với nhau tới trước khi bạn chuyển sang làm PR thì nước sông không phạm nước giếng nên cũng không có tranh chấp gì. Thế nhưng từ lúc bạn làm kinh doanh và có lẽ vì việc kinh doanh cần tạo hình ảnh mình thấy bạn càng lúc càng bộc lộ những điều mình không chia sẻ được. Tới gần đây mình thấy những điều bạn nói ra không những mình không chia sẻ được mà còn không chấp nhận được và vì thế mới đây mình đành dứt tình chia tay Nguyễn Thanh Sơn. Sự cơ hội, hám lợi, những lời nói đểu bất chấp kể cả nguyên tắc lập luận chứ chưa kể sự thật của bạn, thái độ trịch thượng của bạn đối với những người có lòng với đất nước, sự hợm hĩnh về thành công trong kinh doanh coi đó là cách duy nhất "đóng góp" cho đất nước trong khi sau bao năm biết bạn mình tin bạn chỉ có một động cơ duy nhất là tiền. Mọi thứ hào hoa, phong nhã, hoành tráng khác bạn vẽ ra cuối cùng cũng chỉ để làm tăng hình ảnh để giúp bạn thủ lợi tốt hơn.
Có nhiều điều mình có thể phàn nàn về bạn nhưng mình chỉ nói một điều làm mình bức xúc nhất đó là thái độ chống Mỹ, khinh Mỹ, kỳ thị Mỹ rất lạ của bạn.
Mình nói thái độ của bạn với Mỹ rất lạ là vì từ lúc mình biết bạn đến nay nguồn gốc của mọi thành công bây giờ của bạn chính là Mỹ. Khi mình quen bạn, bạn nổi tiếng vì làm cho (hay là) đại diện thương mại bang Oklahoma. Ngày đó bạn quý Mỹ lắm và bạn hay đội mũ cao bồi, thắt lưng cao bồi, đi ủng cao bồi mặc quần jeans. Bạn lúc đó hành xử như ông Mỹ con vào cái thời quý Mỹ đang là mốt. Mình lúc đó đã gắn bó nhiều với Mỹ, đã là phiên dịch cho đại biện Mỹ, coi phong cách đó của bạn là thân thiện, dễ gần. Từ đó đến nay bao năm đan xen vào mọi việc kinh doanh của bạn là Mỹ. Những gì bạn kể ra để gây ấn tượng với công chúng đều có liên quan không ít thì nhiều đến Mỹ nhưng lại theo kiểu rất lạ là bạn tỏ ra coi thường Mỹ, giá trị Mỹ, tình cảm Mỹ mà chỉ khai thác những khía cạnh tiêu cực về Mỹ để bạn như đứng vượt lên.
Có một điểm này mình đặc biệt lưu tâm và vì thế mình đưa ra đây công khai nghi ngờ của mình là việc bạn đã học ở Mỹ. Mình không nghi ngờ bạn có thể đã học một khóa ngắn hạn vài tuần hay cùng lắm là vài tháng ở Mỹ khi còn làm cho Oklahoma và trước khi gặp mình nhưng với tư cách là một người rất hiểu hệ thống giáo dục Mỹ mình không tin là bạn đã học một khóa dài hạn, định nghĩa là một năm trở lên, ở Mỹ. Nhưng đây là ấn tượng bạn thường xuyên gửi ra cho mọi người. Bạn hay nhắc đến một ông này nọ là thầy cũ ở Mỹ, về việc từng học xong rồi đi làm, đóng thuế ở Mỹ xong chán cuộc sống đó nên quyết định đi về. Từ những gì mình biết về trình độ của bạn mình khẳng định đây không phải là người đã được nhập học và đào tạo chính thức trong hệ thống giáo dục đại học hay cao học Hoa Kỳ. Nếu bạn chứng minh mình sai và trưng ra được bằng chứng về việc có học tập tại một đại học Hoa Kỳ đủ lâu, vì phải học dài hạn có bằng cấp đàng hoàng người ta mới có lựa chọn được ở lại Mỹ làm việc, và phải làm việc tối thiểu một năm mới phải lo đóng thuế, mình xin bồi thường cho bạn đúng cái bạn thích là 10 nghìn đô. Nếu con số này chưa đủ lớn để bạn có đủ động cơ trưng bằng chứng mình sẵn sàng xem xét mức giá khác mà bạn có thể chấp nhận được.
Nếu không phải bạn đã từng học tập tại Hoa Kỳ dài hạn xin bạn từ nay không tiếp tục đưa ra các quan điểm bài Mỹ, khinh Mỹ, coi thường Mỹ vì việc này tạo ra ấn tượng nguy hiểm cho công chúng, rằng là một người từng ở sâu trong bộ máy Mỹ, hiểu Mỹ như thế mà còn chê và chửi Mỹ như thế thì Mỹ đúng là tệ thật. Mình nhắc lại với bạn là thành công của bạn hôm nay, tiền bạc bạn có đều có gốc từ tình cảm thân ái đoàn kết mà các người bạn Mỹ đã mang đến cho bạn. Dư luận viên các bạn nói ông Bob Kerrey lên được Thượng nghị sĩ Mỹ, Thống đốc bang là nhờ vụ thảm sát Thạnh Phong. Bạn đã lên chỗ hiện nay của bạn cũng nhờ Mỹ. Bạn bán hàng được cho các cơ quan chính phủ Việt Nam là vì họ nghĩ bạn có lợi thế với Mỹ. Nước Mỹ làm cho bạn bao việc, cho bạn sự nghiệp, danh tiếng và đủ thứ tốt đẹp khác để bạn luôn luôn nói cái giọng khích động chống Mỹ. Nếu bạn muốn chống Mỹ thì phải nghĩ đến lúc Mỹ chống bạn. Bạn gửi con sang Mỹ học đại học mà vẫn tỏ ra khinh Mỹ thì mình không hiểu đạo đức bạn để đâu.
Mình nhắn gửi lần này rất hiền lành vì nể tình bạn cũ. Nếu bạn muốn gây một cuộc chiến một mất một còn bạn cứ gửi lời qua các bạn chung. Mình sẽ cùng bạn dàn trận ra đánh nhau một trận không nể nang gì, phá tan đời nhau ra đến kiệt quệ thì thôi. Ngược lại, bạn quay đầu lại nói và làm việc tử tế mình sẽ quay mặt đi.
Vu Hai Tran added 2 new photos — with Pham Quoc Binh.
LUẬT SƯ THÁI BẢO ANH CẦN THẬN TRỌNG!
Luật sư Thái Bảo Anh, một người đã nhận học bổng Fulbright ở Mỹ, trưa thứ bảy 4/6/2016 đã đăng bức ảnh một lính Mỹ trong tư thế độc ác bên những thi thể quân đối phương, bên cạnh ảnh của Bob Kerrey khi còn là sỹ quan chỉ huy biệt kích của Hải quân Mỹ trong chiến tranh Việt nam, cùng nội dung ám chỉ Bob Kerrey, nay là chủ tịch hội đồng tín thác của Đại học Fulbright Việt nam, là người lính trong bức ảnh rùng rợn nói trên. Nhiều cư dân mạng đã chụp lại bức ảnh này và đều cho người trong ảnh là Bob Kerrey. Khi ông Luong Hoai Nam, một chuyên gia về hàng không và du lịch, bạn của TBA chất vấn TBA, ông luật sư quanh co, dở bài chối và cũng không dám khẳng định hay phủ định ảnh người lính có tư thế độc ác là ông Kerrey hay không.
Với tư cách đồng nghiệp, tôi khuyên bạn TBA, hãy thận trọng khi cố bảo vệ quan điểm của mình. Đừng đưa những thông tin không kiểm chứng để đánh lừa dư luận và mạng xã hội.
Nhớ lại, năm trước bạn TBA có bài lý giải tại sao bạn đó sau khi học thạc sỹ luật ở Mỹ, không ở lại Mỹ mà trở về Việt nam. Bạn nói về " chó nhà" và " chó hoang" http://kenh14.vn/…/du-hoc-sinh-ve-nuoc-hay-o-lai-2015120923…
. Tuy nhiên không thấy bạn TBA thông tin, người nhận học bổng Fulbright (từ chính phủ Mỹ) phải cam kết trở lại vể nước, có nghĩa người nhận học bổng Fulbright như bạn TBA ở lại Mỹ, không về Việt Nam là vi phạm cam kết và có thể bị phạt và trục xuất! Vậy dù là "chó nhà" hay " chó hoang", bạn TBA chỉ có 1 sự lựa chọn. Còn nay, bạn TBA, với tư cách luật sư, xin bạn hãy trung thực và "đừng quá cố đấm ăn xôi".


Dư luận viên Đào Trung Thành, xưng là bạn chung của cả Gấu và Sơn tỏ ra buồn bã và nhận xét:

Về các luận điểm của Gấu.:
1. "Có nhiều điều mình có thể phàn nàn về bạn nhưng mình chỉ nói một điều làm mình bức xúc nhất đó là thái độ chống Mỹ, khinh Mỹ, kỳ thị Mỹ rất lạ của bạn." . Mình phải khẳng định, Sơn không hề có thái độ chống Mỹ, khinh Mỹ hay kỳ thị Mỹ và như Sơn comment trên nhà thì Mỹ được xem là tổ quốc thứ ba của mình. Và Sơn vẫn luôn đề cao các giá trị Mỹ như dân chủ, tư do, quyền cá nhân. Tuy nhiên, yêu Mỹ và tôn trọng Mỹ không có nghĩa là luôn luôn ủng hộ tất cả các chính sách hay các lợi ích của Mỹ đúng không? Sơn thỉnh thoảng có viết về điều đó.
2. Gấu Share hình của LS Trần Vũ Hải nói về Thái Bảo Anh đã khiến nhiều người nhầm tưởng Sơn đồng tình với nhận xét của Thái Bảo Anh nhưng thật ra nếu theo dõi kỹ, Sơn có thái độ khá trung dung nếu không muốn nói là ủng hộ Bob Kerrey. Rất nhiều người không thèm đọc luận điểm của Sơn và lao vào chửi bới mạt sát.
3. Về bằng cấp thạc sĩ của Sơn ở Oklahoma. Sơn có nói là chỉ học khóa ngắn hạn, và mình nghĩ Sơn có thể không có bằng thạc sĩ. Mà thật ra, bằng tiến sĩ hay giáo sư thì có ra cái gì đâu nếu không phải đi làm nghiên cứu. nhưng thời gian làm cho Mỹ và hãng của Mỹ (Ogilvy) hàng chục năm với các nhãn hàng của Mỹ thì có thể nói Sơn gắn bó và tương đối am hiểu các hoạt động của các hãng của Mỹ, các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam. Chưa kể bản thân là một nhà phê bình, Sơn luôn có cái nhìn Mỹ, phương Tây qua tham chiếu, văn hóa của mình.
PS: Tất cả các ném đá sẽ bị xóa hoặc block.

Các luận điểm của Thành xứng đáng được đưa vào bãi rác vì:

1. Gấu không nói là Sơn không thích Mỹ ; Gấu chỉ nói là mồm Sơn chửi Mỹ xoen xoét. Gấu không nói là bụng Sơn không yêu Mỹ ; Gấu nói là Sơn có thái độ bên ngoài rất lạ.


2. Gấu không phải chịu trách nhiệm về ai đó lầm tưởng hay xuyên tạc bất kỳ cái gì. Gấu chỉ nói rằng Thái Bảo Anh và Nguyễn Thanh Sơn là một đồng một cốt.

3. Không có bằng thạc sĩ là một chuyện ; không có bằng thạc sĩ mà khai có bằng thạc sĩ là một chuyện khác. Rõ ràng Sơn cũng thấy rằng thời gian gắn bó và tương đối am hiểu Mỹ của mình vẫn chưa đủ nên mới cần đến cái tiếng thạc sĩ.

Monday 11 April 2016

Chúc mừng tân bộ trưởng bộ lao động, thương binh, xã hội

Được tin ông Đào Ngọc Dung tham gia chính phủ với chức vụ bộ trưởng bộ lao động, thương binh, xã hội, chúng tôi hết sức vui mừng cho nhân dân và đất nước Việt Nam. Bọn phản động cứ nói mãi việc mười năm cũ ông quay cóp trong kỳ thi đầu vào nghiên cứu sinh ở học viện hành chính quốc gia rồi chê ông bất xứng là quá nghiệt ngã, không có quan điểm lịch sử đối với việc sử dụng con người. Vả lại để làm bộ trưởng trong cái chính phủ ấy, không nên đòi hỏi cao quá. Ông mắc phốt quay cóp thì tránh bộ giáo dục ra. Các bộ còn lại, ông nhất định làm bộ trưởng tốt.

Friday 1 April 2016

Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn đã biến khỏi cuộc chơi

Đây không phải là cá tháng tư. Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn đã gác bút sau nhiều năm dạy dỗ cho đồng bào ở đủ mọi chuyên ngành (từ loãng xương qua thống kê, tiếng Anh, văn học, lịch sử, giáo dục, chính trị, đạo đức...). Hiện giáo sư đang bế môn tạ khách. Các fan cuồng của giáo sư đang than khóc như ri, từ nay bơ vơ không biết đi đâu để học các môn kể trên. Bãi Rác kính chúc giáo sư vạn an, ra đi không có ngày trở lại.

Monday 21 March 2016

Minh chủ vạn tuế, vạn vạn tuế...

Chủ diễn đàn iVANet đã quyết định chấm dứt cuộc thảo luận về đề tài đạo văn và văn hóa ứng xử. Sau đây chúng tôi xin trích dẫn nguyên văn phát biểu của ông:

Thanh N. Truong Những thao luận không còn đóng góp thêm vào kinh nghiêm cần phải học từ việc sảy ra nên tôi xin đóng lại thảo luận này và đúc kết bài học từ tất cả các bạn như sau: Nếu phát hiện vi phạm: Bạn có thể 1) Liên hệ trực tiếp với tác giả, góp ý tích cực và, tế nhị. Bạn sẽ có thêm một người bạn. 2) Liên hệ với nhà xuất bản vì trách nhiệm họ sẽ điều tra vi phạm và sửa cha. 3) Liên hệ với một tổ chức trí thức như iVANet qua bằng cách gởi tin riêng đến người lnh đạo nhòm và nhờ họ chuyển thông tin hay làm việc với tác giả. Không nên post lên FB hoặc đưa ra bào chí công cộng. Làm như thế có thể sẽ dn đến việc thưa kiên nhục mạ danh dư cá nhân và sẽ gây nên nhiều rắc rối. Là người bị nghi vấn, nếu li vi phạm là sự vô ý hoặc bất cẩn thì sửa cha và công bố li cho cộng đồng người ủng hộ. Đương nhiên là trong cộng đồng sẽ có những phần tử xấu cố ý ném đá nhưng phần lớn những người hiểu biết 'Nhân bất thập toàn' sẽ không làm lớn chuyện. Cảm ơn tất cả các bạn đã đóng góp ý kiến.

Unlike · 19 · March 20 at 11:39pm

Không có gì đảm bảo rằng lãnh đạo một t  chức trí thức như Ivanet sẽ sốt sắng làm việc với tác gi. Cũng không có gì đảm bảo rằng người vô ý vi phạm sẽ sửa chữa hay nhận lỗi. Ông Trương Thành lẳng lặng lờ luôn trường hợp cý phạm tội.