Monday, 14 March 2022

Thái Bảo Anh - đại biểu xuất sắc của trường phái cây tre Việt Nam

 

Tôi có một lời nói với các bạn trên FB của mình. Trong số các bạn có thể nhiều người ủng hộ Nga hoặc ủng hộ Ukraine trong cuộc chiến tranh đang diễn ra. Trên FB của tôi, các bạn hoàn toàn có thể thể hiện quan điểm của mình. Tuy nhiên, tôi có một ngoại lệ. Đó là tôi sẽ không cho phép các bạn ủng hộ Ukraine đem so sánh cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới năm 1979 với cuộc chiến tranh hiện nay ở Ukraine. (So sánh thế đ. nào được?)

Tôi nói ngắn gọn thế này. Vào năm 1979, khi quân Trung Quốc xâm lược VN, VN đã chiến đấu trên từng mét biên giới chứ không phải để quân xâm lược sau 2 ngày đã tiến tới và bao vây thủ đô. (Bây giờ thì quân TQ vẫn yếu, các bạn ạ; mấy chục năm nay chúng nó chỉ lấy được có mấy đảo thôi, còn lâu mới tiến được tới thủ đô của chúng tôi). Lãnh đạo chúng tôi (có Liên Xô chi tiền súng đạn rồi) không lên đài báo than thở rằng bao nhiêu nước đã hứa bảo vệ mà giờ bỏ rơi chúng tôi. (Lãnh đạo của) Chúng tôi không xin xóa nợ (mà chỉ đi vay thêm), không xin gia nhập NATO hay EU để hy vọng họ bảo vệ mình (mà gia nhập ngay và luôn COMECON và ký hiệp ước với Liên Xô để chọc tức Trung Quốc). Chúng tôi đã chiến đấu (bằng súng đạn của Liên Xô và bằng xương máu của con em người khác, không phải của chúng tôi) để buộc cho quân Trung Quốc phải tự rút lui (sau khi chúng nó hoàn thành mục tiêu phá nát các tỉnh biên giới của chúng tôi). Nếu người Ukraine hôm nay cũng làm được như (lãnh đạo của) chúng tôi vào năm 1979 thì hãy so sánh. Nếu không, các bạn nên đi tìm ví dụ khác.

Còn về chuyện cô đại biện Ukraine khuyên VN nên làm gì thì tôi nói thẳng là Ukraine chẳng có tư thế gì để khuyên chúng tôi trong chuyện giữ gìn ổn định đất nước, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, duy trì hòa bình và thậm chí cả phát triển kinh tế (biết tôi kiếm tiền bằng cách nào không?). (nói nhỏ một chút là cô ấy nên mất 2 phút để tìm hiểu quy mô kinh tế của Ukraine so với VN hiện nay như thế nào trước khi khuyên chúng tôi nhé. Chúng tôi chỉ mất 2 phút để đọc và hiểu báo Nhân Dân thôi). Đời đúng là kiếm củi hữu nghị 30 năm rồi thiêu trong 1 giờ. (Tôi đây chỉ thiêu trong một tút)

P.S.: rất nhiều người VN, trong đó có tôi yêu quý đất nước và con người Ukraine. Đến giờ vẫn vậy.

Chúng tôi nhớ rõ là người Ukraine, người Nga và rất nhiều dân tộc khác của Liên Bang Xô Viết đã giúp đỡ chúng tôi trong chiến tranh chống Mỹ (để bản thân tôi được sang Mỹ học). Thế nên khi các bạn giật đổ tượng Lê Nin, phá bỏ chính lịch sử của các bạn bằng cách dí bòi vào Liên Bang Xô Viết, chúng tôi nhịn vì nghĩ cha ông họ (thật ra là cha ông chúng tôi) mà họ còn giật đổ thì mình có quyền gì mà nói. Thế nhưng, dù các bạn làm chuyện đó, chúng tôi vẫn yêu quý các bạn vì các bạn là con cháu những người đã giúp Việt Nam chống Mỹ (để bản thân tôi được sang Mỹ học). Tuy vậy, các bạn đừng buộc chúng tôi phải chọn giữa ủng hộ con cháu những người Ukraine và con cháu những người Nga - vì chúng tôi, với lòng yêu quý cha ông các bạn (chỗ này lỗi typo, tác giả định viết : “cha ông chúng tôi”) - chúng tôi không muốn phải chọn. Nếu anh em (không cùng mẹ cùng cha) các bạn muốn giết nhau vì bất kỳ lý do gì - và thực sự đã giết nhau từ năm 2014 tới nay, thì cứ việc làm thế - nhưng đừng lôi chúng tôi vào cuộc chém giết đó (còn ai lôi cha ông các bạn lao vào cuộc chém giết của cha ông chúng tôi thì tôi, TBA đ. cần biết).

PS: Ai đi so phấn với vôi,
So lồn con đĩ với môi thợ kèn?
VINH QUANG UKRAINA!

Saturday, 2 May 2020

Bùi Phương Chi và đôi lời tâm sự nhân dịp kỷ niệm ngày thắng cuộc

Ngày 30/4 kéo chúng ta, những người thuộc thế hệ chúng tôi hoặc lớn hơn trở về miền ký ức. Có nhiều người nhớ đến cái thời mà họ cho rằng sự kiện này dẫn đến cuộc sống khổ cực của họ hàng chục năm sau và khiến họ rời bỏ quê hương. Còn chúng tôi (ở một phía khác) nhớ đến sự kiện này với một niềm vui khôn tả - chấm dứt chiến tranh, chấm dứt đổ máu (của chúng tôi).
Ngày đó, tôi - một đứa trẻ 12 tuổi đang chơi dưới tán cây bàng trước cửa đã nhảy cỡn lên reo hò "Miền Nam giải phóng" vì người anh đang ở trong quân đội sẽ không phải (được?) vào Nam ra trận. (Nghe Đảng tuyên truyền rằng) Người ta (trong Nam) đã từng được hưởng bơ sữa và đô la của Mỹ, được bảo trợ của chính phủ Mỹ họ đâu có hiểu được những gì chúng tôi đã trải qua kể từ khi mới sinh ra. Chúng tôi, thế hệ sinh ra trong chiến tranh (do phe xã hội chủ nghĩa ủy nhiệm), chưa biết đi vững đã theo gia đình đi tránh đạn. 10 năm đi sơ tán thì 11 lần chuyển nhà, ở nhờ nhà dân hay những căn nhà tạm bợ bên cạnh bãi tha ma hay sâu trong núi. 10 năm đi sơ tán là 10 năm không có đêm nào ngủ ngon, 7 tuổi đã biết đào hào tránh bom, nhai bắp ninh đến đau nhức răng (nhờ ơn Đảng). Bây giờ người ta lúc nào cũng xem date của các món hàng, chúng tôi lúc đó thì (nhờ ơn Đảng) gạo mốc meo hay chua có mà ăn đã tốt. Gạo tốt phải để dành. Mỗi ngày chứng kiến bao trận ném bom đỏ trời và những ngôi làng gần đường giao thông, cầu cống bị phá hủy. Tuổi thơ của chúng tôi gắn liền với nỗi sợ hãi mỗi khi đi đến trường, sợ bom bỏ dọc đường. Vì sợ ảnh hưởng của CS lan ra thế giới (và trước hết là miền Nam Việt Nam) mà họ mang bom đến dội lên đầu chúng tôi. Thời bao cấp của chúng tôi, xếp hàng từ sáng sớm để mua vài ký gạo. Mỗi lần khổ quá, mẹ tôi lại nói (như Đảng nói): Đến ngày thống nhất, hết chiến tranh mình sẽ sung sướng hơn con à. Chúng tôi sống bằng niềm tin sẽ hạnh phúc hơn khi độc lập. Ai dám không tin sẽ đi tù ngay. Hôm nay xem lại những thước phim tài liệu mà ứa nước mắt, những gì mình trải qua không thể so sánh được với những gì người lính thời chiến tranh đã chịu đựng. Thời nhỏ món ăn tinh thần của chúng tôi (dân có đẳng cấp) là những tác phẩm của văn học Pháp như Đỏ và đen, Những người khốn khổ hay văn học Nga chứ không đến nỗi nghèo nàn như người ta nói vài tờ báo đảng. Thép đã tôi thế đấy (giờ không ai thèm đọc) là tác phẩm tạo nên động lực cho bao thế hệ thanh niên Việt Nam vươn lên, chấp nhận khó khăn. Hồi nhỏ tôi hay đọc những tác phẩm (ba xạo) về chiến tranh VN, về ấp chiến lược như Mẫn và Tôi, phim Vỹ tuyến 17 ngày và đêm. Tôi thương dân miền Nam trong vùng ấp chiến lược, tôi thương các chiến sĩ ngoài mặt trận. Từ đó tôi có cảm tình với người miền Nam, với bộ đội. Khi lớn tôi gặp chồng tôi, một người sinh ra và lớn lên ở SG, ba mẹ là GV có một cuộc sống hồi nhỏ khá giả hơn tụi trẻ miền bắc của chúng tôi. Lúc đầu có hơi sốc khi nghe chồng kể về cuộc sống trước 1975: có xe hơi, đi ăn nhà hàng v.v. (nhưng tôi vẫn tin Đảng không dối lừa ai). Thật bất công mình đã thương họ chịu khổ! Rất may gia đình chồng tôi, gia đình trí thức miền Nam chưa bao giờ có ý định (dám) cho con vượt biên, cả đời sống liêm chính bằng lao động vất vả của mình, có một cái nhìn thời cuộc công bằng và thiện chí (chịu đựng) nên chúng tôi đã không bị xung đột tư tưởng, chúng tôi sống hòa hợp dưới một mái nhà mấy chục năm nay. Gia đình chồng tôi, nhà giáo miền Nam và gia đình tôi, nhà giáo miền Bắc không khác nhau về giá trị cốt lõi của cuộc sống - sống nhân ái, liêm khiết, sống tuân thủ pháp luật (không dám hó hé) và hướng thiện.
Ngày mới về làm dâu những năm 80, ba chồng, một giáo viên Toán nổi tiếng, hiệu phó trường chuyên nổi tiếng nhất SG rồi TPHCM, (nhờ ơn Đảng) lọc cọc chiếc xe đạp đi làm mỗi ngày, tối về ăn những bữa cơm đạm bạc nhưng chưa bao giờ tôi thấy ba mẹ chồng tôi than thở hay hối tiếc về việc ở Việt Nam hay không cho con trai đi vượt biên.
(Sau khi tôi đi học nhiều năm ở Liên Xô) Cùng với sự thay đổi của cả nước, cuộc sống của chúng tôi ngày một tốt lên. Chúng tôi vào Đảng, lên chức và có thể làm những gì chúng tôi muốn, đi những nơi chúng tôi thích bằng những đồng tiền sạch sẽ nhất. Tin không thì tùy.
Cuộc sống như thế nào đều do cách nhìn, thái độ sống của mình (không phải nhờ ơn Đảng?). Mỗi người có quyền chọn lựa nơi mình sống và cách sống nhưng tôi ghét nhất những kẻ thích dạy người khác cách sống, cách mưu cầu hạnh phúc. Như bạn đọc đang ghét tôi đấy.
2h30 phút đêm 30/4

Sunday, 1 March 2020

GS Phạm Huy Thông - Một người nước Nam kỳ lạ (Hạ Anh - Vietnamnet)

(https://hnue.edu.vn/Tintuc-Sukien/Trangtintonghop/tabid/260/news/405/GSPhamHuyThong-MotnguoinuocNamkyla.aspx)


Lastest update: Thứ sáu Ngày 25 tháng 11, 2011
Chuyên mục: Chân dung Nhà giáo

Ông là "Nam quốc kỳ nhân", thuộc thế hệ vàng "một đi không trở lại" trong lịch sử Việt Nam chạy dài thế kỷ 20. GS Văn học Nguyễn Đình Chú, nay tóc đã bạc, da đã chớm mồi- không khỏi xúc động khi nói về Phạm Huy Thông với những lời trân trọng như vậy.


 Ông là "Nam quốc kỳ nhân", thuộc thế hệ vàng "một đi không trở lại" trong lịch sử Việt Nam chạy dài thế kỷ 20. GS Văn học Nguyễn Đình Chú, nay tóc đã bạc, da đã chớm mồi- không khỏi xúc động khi nói về Phạm Huy Thông với những lời trân trọng như vậy.
Còn GS Sử học Phan Huy Lê thì tóm tắt: Bên cạnh sự thông tuệ của một nhà khoa học với những kiến thức liên ngành thấu đáo, bên cạnh tầm nhìn xa của một nhà quản lý, Phạm Huy Thông còn là hiện thân của chất nhân văn, sự lịch lãm được kết tinh giữa Hà Nội với Paris hoa lệ.
Sáng Thứ Bảy ngày 19/11, khi Hà Nội đang vào những ngày cuối thu nắng đẹp, trong trong không gian ấm cúng ở Viện Khoa học Xã hội, các nhà nghiên cứu khoa học xã hội đầu ngành của Việt Nam hiện nay, đã ngồi lại với nhau, để cùng nhắc nhớ về “người kỳ lạ của nước Nam”, trong nghĩa cử đón ngày sinh lần thứ 95 của ông (22/11/1916 - 22/11/2011). 

 GS Phạm Huy Thông tiếp khách Mỹ năm 1984 - Ảnh tư liệu của Viện Khảo cổ
  Uyên bác
16 tuổi, Phạm Huy Thông gia nhập vào phong trào Thơ Mới (bài thơ "Tiếng địch sông Ô") với một “tâm hồn kỳ dị” mà nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã đặc tả như sau:
“Chưa bao giờ thơ ca Việt Nam có những lời hùng tráng như trong tác phẩm của người thiếu niên hiền lành và xinh trai ấy. Anh hùng ca của Victor Huygo tưởng cũng chỉ thế. Giữa cái ẻo lả, cái ủy mị của những linh hồn chờ sa ngã, thơ Huy Thông đã ồ ạt đến như một luồng gió mới…”.
18 tuổi, “người thiếu niên xinh trai” tham gia tổng hội sinh viên, sáng tác những bài thơ nhiệt huyết khơi dậy tinh thần yêu nước.
21 tuổi, tốt nghiệp cử nhân luật và sang Pháp du học.
26 tuổi, đỗ tiến sĩ luật học và 28 tuổi thì thêm bằng thạc sĩ sử, địa.
31 tuổi, được phong là GS giữ chức ủy viên hội đồng giáo dục tối cao của Pháp.
“Nhắc lại con đường học vấn để thấy sự uyên bác có gốc gác từ hồi trẻ ‘và cả đời mình, ông không ngừng học hỏi để bổ sung kiến thức cho bản thân", PGS Nguyễn Lân Cường, Hội Khảo cổ học Việt Nam, người có hơn 20 năm làm việc với ông cho biết.
Năm 1946, Phạm Huy Thông là thư ký riêng của Hồ Chí Minh tại hội nghị Fontaineblau. Sau 3 năm hoạt động ở Pháp rồi bị quản thúc ở Hải Phòng, ông trở lại Việt Nam và “dấn thân vào cuộc đời rộng rãi” (một câu thơ của ông).

Trước khi làm Viện trưởng Viện Khảo cổ học cho đến khi mất, ông từng có 10 năm làm hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Ở vai nào, ông cũng là người luôn đi những bước tìm tòi khai mở trong buổi đầu.

Một trong những chi tiết chứng tỏ sự uyên bác của ông mà đến bây giờ, PGS Lân Cường vẫn còn nhớ như in: Ngày mới về đội khảo cổ với luận án “phương pháp nuôi cá mè ở ruộng nước” nhưng lại được phân công nghiên cứu về nhân chủng học, PGS Cường mới biết tiếng Nga và Trung. Gặp Phạm Huy Thông, cậu nhân viên trẻ lúc bấy giờ được giải thích cặn kẽ từ “nhân chủng học” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp như thế nào, rồi tiếng Latinh, Anh, Pháp, Đức, Hán Việt ra sao, Trang Tử đã giải thích “nhân loại” là gì…
Uy tín
GS Sử học Lương Ninh đem tới hội thảo những câu chuyện bên lề hiếm hoi, mà một trong số đó biểu thị uy tín của Phạm Huy Thông.   
Đó là câu chuyện chữ ký Phạm Huy Thông vào “R” để vời luật sư Nguyễn Hữu Thọ ra Bắc. Không biết cách nào, người của Bộ Nội vụ mang đến một tờ giấy và đề nghị Phạm Huy Thông ghi vào dòng chữ “Nên nghe theo người này” cùng với chữ ký nhìn là biết ngay nét ký phóng khoáng của ông. Sau đó thì Nguyễn Hữu Thọ ra thật.
Uy tín đến từ chính con người ông, kiến thức uyên bác, sự nghiêm cẩn, tinh thần chịu trách nhiệm của người làm khoa học và thao lược của một nhà quản lý.
Trong nghiên cứu khoa học xã hội Việt Nam bây giờ, khảo cổ học có lẽ là lĩnh vực có nhiều thành tựu hơn cả, và GS Phạm Huy Thông là người khởi xướng ngành khoa học này.
Viện trưởng đương nhiệm, PGS Tống Trung Tín nhìn nhận: “GS Thông đã tổ chức và lãnh đạo nghiên cứu thành công in dấu ấn đậm nét trên 3 lĩnh vực lớn của khảo cổ học Việt Nam. Đó là đề xuất khởi xướng nghiên cứu thời kỳ lịch sử Hùng Vương, đưa thời kỳ này từ mây mù huyền thoại, dã sử vào chính sử; đem ánh sáng của khảo cổ học soi rọi vào các thời kỳ lịch sử Việt Nam....
Ở những nơi Phạm Huy Thông từng làm quản lý, cộng sự đều đánh giá cao cách tạo môi trường học thuật cho những người làm nghiên cứu non trẻ.
Khi khoa Ngữ văn của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội lập Hội đồng khoa học, giảng viên trẻ Nguyễn Đình Chú nhận được yêu cầu mỗi năm tổ chức 2 hội thảo. Lúc đó, ông đã ngần ngại vì rằng “vốn liếng chưa có là bao, không thể một năm hai lần được.

“Nhưng Hiệu trưởng khi đó, ông Phạm Huy Thông đúng là một thủ trưởng già dặn",
GS Chú nhớ lại và từ áp lực đó, đã bằng mọi cách để thực thi yêu cầu của thủ trưởng. 2 năm sau, khi hoạt động đi vào nề nếp, thì hiệu trưởng Thông nói bây giờ một năm làm một lần thôi, vì đã đến giai đoạn tập trung vào chất lượng.
Các nhà khảo cổ học cũng nhắc đi nhắc lại sự kiên trì của vị viện trưởng trong việc tổ chức hội nghị thông báo khảo cổ học toàn quốc hàng năm, để khảo cổ học “đi vào nhân dân, và từ nhân dân, vì nhân dân mà phục vụ”. Đến nay, hội nghị đã thành thông lệ thường niên và là sự kiện lớn nhất của giới này.
Duy trì tạp chí Khảo cổ học, Phạm Huy Thông nhận đăng cả những bài mà nơi khác không đăng “vì có yếu tố nhạy cảm”. Ông còn đào tạo bồi dưỡng cây viết trẻ bằng cách đưa họ vào làm công tác biên tập tạp chí một thời gian để qua đó mài rũa văn phong, học tập cách cấu trúc, trình bày công trình khoa học….
Viện trưởng đương đại, PGS Tống Trung Tín khái quát một đặc thù tổ chức của lãnh đạo tiền bối:
"GS Phạm Huy Thông không giới hạn ở việc coi khảo cổ học chỉ nghiên cứu những cái gì do con người làm ra hay để lại, mà trước tiên cần nghiên cứu chủ thể sáng tạo ra các thực thể văn hóa đó, tức là nghiên cứu con người – chủ nhân văn hóa đó cả về hình thái lẫn ý thức. Chính vì vậy mà trong cơ cấu tổ chức của viện khảo cổ cũng như trong công trình nghiên cứu về một di tích, Phạm Huy Thông luôn chú ý xây dựng các khía cạnh về con người, môi trường.
Uy tín của ông được thừa nhận với giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1999 – 2000.
Nhưng có câu chuyện ít tai biết, đằng sau đó. Theo lời kể của GS Lương Ninh, khi ông được mời vào thẩm định phản biện giải thưởng, người ta đã đặt vấn đề: Phạm Huy Thông có ít bài nghiên cứu, đứng tên công trình thì không có, như vậy không đủ tiêu chuẩn để xét. Nghe vậy, GS Ninh phải chứng minh rằng ảnh hưởng trong tổ chức và dẫn dắt của Phạm Huy Thông rất lớn. Ví dụ trực tiếp ngay là có một tập sách mà GS Lương Ninh có đứng tên nhưng đằng sau đó là vai trò đề dẫn rất lớn của GS Thông.

Ưu ái

Kể lại câu chuyện cuộc sống của Phạm Huy Thông, các nhà khoa học đều nhắc tới phong thái mà họ gọi là chất nhân văn: lịch thiệp trong xử thế và quan tâm tới con người, đặc biệt là sự chu đáo của ông với các nhân viên vào các ngày hiếu, hỉ hay sự kiện quan trọng trong cuộc sống (như Nhân Văn - Giai Phẩm).

GS Phan Huy Lê đến nay còn giữ đến nay khá nhiều danh thiếp và những mẩu giấy nhỏ của ông cảm ơn khi nhận được sách gửi tặng hoặc trả lời hay trao đổi, hẹn gặp về một việc gì đó.
Trong ấn tượng của những ‘cây đa cây đề của dân sư phạm 1 Hà Nội còn ghi nhớ cách giao tiếp lịch sự "từ trong máu thịt" của vị Hiệu trưởng này. Nhà ở Hồ Xuân Hương thuộc nội thành, hàng ngày sau giờ làm việc, Phạm Huy Thông có ô tô Mốt cô vít đưa về nhà. Trên ô tô của ông chẳng hôm nào không có người đi nhờ. Hôm là vị giảng viên trẻ tuổi, hôm là chị nhân viên hay cấp dưỡng cần về kịp cho con bú.
Một trong những người mang ơn GS Thông nhiều có lẽ là GS Nguyễn Đình Chú.
Sau cải cách ruộng đất, “nhờ khe hở của lịch sử”, ông được giữ lại giảng dạy ở ĐH Sư phạm, làm trợ lý cho GS Trần Đức Thảo, một nhà triết học nổi tiếng tầm cỡ thế giới. Nhưng lúc bấy giờ, nạn Nhân văn giai phẩm ập đến, phong trào “đấu tranh giai cấp” lan tới sâu rộng và GS Thảo đã vướng vào bi kịch. Anh thanh niên Nguyễn Đình Chú, có liên đới tới GS Thảo, bấy giờ như cá nằm trên thớt. Lúc nào đi qua phòng tổ chức cán bộ của trường cũng nơm nớp sợ bị gọi vào nhận quyết định thuyên chuyển lên dạy miền núi hay đâu đó như nhiều người khác. Nhưng một chuyện đã xảy ra khi vào một chiều mùa đông, Phạm Huy Thông đã gọi vào phòng và nói: “Tôi có điều muốn nói với anh. Tôi biết anh có điều buồn. Nhưng tôi đang làm hiệu trưởng thì anh yên tâm đi. Tôi kỳ vọng ở anh”. Vậy là GS Chú ở lại và miệt mài góp sức xây dựng khoa Ngữ văn đến nay thành một nơi làm khoa học có tên tuổi trong nước.
Uẩn khúc
Mang nhiều cảm xúc tới hội thảo, GS Nguyễn Đình Chú tha thiết nói trước giờ kết thúc, rằng: Dù thế nào, thì GS Phạm Huy Thông cũng là một con người; trong cuộc đời không tránh khỏi khoảnh khắc sai lầm vì “cũng phải làm nhiệm vụ chính trị của mình”. Và ông nói lại hai chuyện để “chúng ta hiểu về con người Phạm Huy Thông hơn”. (Và cũng để hiểu ông Chú hơn)

Trong phong trào tố Nhân văn - Giai phẩm, Phạm Huy Thông cũng có bài viết “đập” nhà triết học Trần Đức Thảo. Khi về nhà, bố ông (Hổ phụ không sinh được hổ tử) đã quát thẳng: “Tôi không ngờ anh đối xử với bạn anh như thế”.
Sau đó, một người trong trường tên là Hòa Bình, có nhiệm vụ phải tập hợp hồ sơ Nhân văn - Giai phẩm gửi lên Trung ương. Trước khi gửi đi, Phạm Huy Thông hỏi đồng sự: "Những điều anh viết và những điều anh từng nghĩ có khác nhau không”. Được chạm đúng vào điều khó nói, người thư ký này trả lời ngay: "Tôi đã nghĩ khác, nhưng viết khác”. Phạm Huy Thông an ủi: "Chúng ta là người (chó) của tổ chức, thì làm theo tổ chức”.
"Tôi biết, sau đó ông trĩu nặng nỗi buồn và đầy day dứt. Một Phạm Huy Thông cũng không thoát khỏi “bi kịch trần gian. (Huống hồ là tôi)” – GS Chú nhớ lại.
Cũng dạo đó liên quan tới chuyện "đấu tranh giai cấp", trường sư phạm có nhận được chỉ đạo lập danh sách đưa một số người ra khỏi trường. Khi hỏi ý kiến, ông Thông nói “nếu thế thì ghi tên tôi vào số 1 danh sách này”. Việc này, sau đó bị bãi bỏ. (Người nào cần đưa ra thì đã đưa rồi)

++++++++++++++++++

GS Phan Huy Lê phác họa tinh thần Phạm Huy Thông: Ông là một nhà trí thức uyên bác và tài hoa trên nhiều lĩnh vực, từ thi ca đến luật học, sử học, khảo cổ học, nhưng hình như niềm đam mê suốt đời của ông là lịch sử và chất sử thấm vào ông trên tất cả các sáng tác, nghiên cứu và hoạt động xã hội.

Trước khi sang Pháp học sử, học địa, học luật…rồi trở về Việt Nam gắn cả cuộc đời với nghiệp nghiên cứu khảo cổ, lịch sử, Phạm Huy Thông ghi dấu vào “thời đại mới trong thi ca Việt Nam” với một đặc trưng lạ, lấy cảm hứng từ những nhân vật lịch sử, mang tới một không khí khác thường trong mơ ước:
“Tôi muốn hóa con chim để cùng gió
Bay lên cao mơn trớn sợi mây hồng”.


Đúng như một nhà phê bình văn học quan sát, “thập niên 30 – đáng kính là những người chiến bại”, thi sĩ Huy Thông không né tránh những thất bại của người anh hùng trong lịch sử.
Mượn hình ảnh Kinh Kha trong lịch sử Trung Hoa, rồi Phan Bội Châu đương thời, ông ca ngợi những người vì chí lớn, dám xông pha trên mọi hiểm nguy để thực hiện nó nhưng cuối cùng chưa chạm đích thành công.
Đây là câu chuyện của thời đại Huy Thông, thời đại của bao người anh hùng đã không chấp nhận thực tế ngang trái, thấp hèn, không chán chường buông trôi bạc nhược mà đi tìm cho mình một con đường (là vui vẻ đi theo thực tế ngang trái, thấp hèn).
Dấn thân vào “cuộc đời rộng rãi”, ông đã để lại nhiều dấu ấn cho cuộc đời, nhưng rồi cũng không thoát khỏi “bi kịch trần gian”.
Cuộc đời của con người độc hành ấy đột ngột dừng lại với cái chết bí ẩn ở tuổi 72 trong sự sửng sốt và tiếc thương vô hạn của bạn bè, đồng nghiệp và học trò. Chỉ của những người này mà thôi.
 (Theo Hạ Anh - Vietnamnet)