Saturday 2 May 2020

Bùi Phương Chi và đôi lời tâm sự nhân dịp kỷ niệm ngày thắng cuộc

Ngày 30/4 kéo chúng ta, những người thuộc thế hệ chúng tôi hoặc lớn hơn trở về miền ký ức. Có nhiều người nhớ đến cái thời mà họ cho rằng sự kiện này dẫn đến cuộc sống khổ cực của họ hàng chục năm sau và khiến họ rời bỏ quê hương. Còn chúng tôi (ở một phía khác) nhớ đến sự kiện này với một niềm vui khôn tả - chấm dứt chiến tranh, chấm dứt đổ máu (của chúng tôi).
Ngày đó, tôi - một đứa trẻ 12 tuổi đang chơi dưới tán cây bàng trước cửa đã nhảy cỡn lên reo hò "Miền Nam giải phóng" vì người anh đang ở trong quân đội sẽ không phải (được?) vào Nam ra trận. (Nghe Đảng tuyên truyền rằng) Người ta (trong Nam) đã từng được hưởng bơ sữa và đô la của Mỹ, được bảo trợ của chính phủ Mỹ họ đâu có hiểu được những gì chúng tôi đã trải qua kể từ khi mới sinh ra. Chúng tôi, thế hệ sinh ra trong chiến tranh (do phe xã hội chủ nghĩa ủy nhiệm), chưa biết đi vững đã theo gia đình đi tránh đạn. 10 năm đi sơ tán thì 11 lần chuyển nhà, ở nhờ nhà dân hay những căn nhà tạm bợ bên cạnh bãi tha ma hay sâu trong núi. 10 năm đi sơ tán là 10 năm không có đêm nào ngủ ngon, 7 tuổi đã biết đào hào tránh bom, nhai bắp ninh đến đau nhức răng (nhờ ơn Đảng). Bây giờ người ta lúc nào cũng xem date của các món hàng, chúng tôi lúc đó thì (nhờ ơn Đảng) gạo mốc meo hay chua có mà ăn đã tốt. Gạo tốt phải để dành. Mỗi ngày chứng kiến bao trận ném bom đỏ trời và những ngôi làng gần đường giao thông, cầu cống bị phá hủy. Tuổi thơ của chúng tôi gắn liền với nỗi sợ hãi mỗi khi đi đến trường, sợ bom bỏ dọc đường. Vì sợ ảnh hưởng của CS lan ra thế giới (và trước hết là miền Nam Việt Nam) mà họ mang bom đến dội lên đầu chúng tôi. Thời bao cấp của chúng tôi, xếp hàng từ sáng sớm để mua vài ký gạo. Mỗi lần khổ quá, mẹ tôi lại nói (như Đảng nói): Đến ngày thống nhất, hết chiến tranh mình sẽ sung sướng hơn con à. Chúng tôi sống bằng niềm tin sẽ hạnh phúc hơn khi độc lập. Ai dám không tin sẽ đi tù ngay. Hôm nay xem lại những thước phim tài liệu mà ứa nước mắt, những gì mình trải qua không thể so sánh được với những gì người lính thời chiến tranh đã chịu đựng. Thời nhỏ món ăn tinh thần của chúng tôi (dân có đẳng cấp) là những tác phẩm của văn học Pháp như Đỏ và đen, Những người khốn khổ hay văn học Nga chứ không đến nỗi nghèo nàn như người ta nói vài tờ báo đảng. Thép đã tôi thế đấy (giờ không ai thèm đọc) là tác phẩm tạo nên động lực cho bao thế hệ thanh niên Việt Nam vươn lên, chấp nhận khó khăn. Hồi nhỏ tôi hay đọc những tác phẩm (ba xạo) về chiến tranh VN, về ấp chiến lược như Mẫn và Tôi, phim Vỹ tuyến 17 ngày và đêm. Tôi thương dân miền Nam trong vùng ấp chiến lược, tôi thương các chiến sĩ ngoài mặt trận. Từ đó tôi có cảm tình với người miền Nam, với bộ đội. Khi lớn tôi gặp chồng tôi, một người sinh ra và lớn lên ở SG, ba mẹ là GV có một cuộc sống hồi nhỏ khá giả hơn tụi trẻ miền bắc của chúng tôi. Lúc đầu có hơi sốc khi nghe chồng kể về cuộc sống trước 1975: có xe hơi, đi ăn nhà hàng v.v. (nhưng tôi vẫn tin Đảng không dối lừa ai). Thật bất công mình đã thương họ chịu khổ! Rất may gia đình chồng tôi, gia đình trí thức miền Nam chưa bao giờ có ý định (dám) cho con vượt biên, cả đời sống liêm chính bằng lao động vất vả của mình, có một cái nhìn thời cuộc công bằng và thiện chí (chịu đựng) nên chúng tôi đã không bị xung đột tư tưởng, chúng tôi sống hòa hợp dưới một mái nhà mấy chục năm nay. Gia đình chồng tôi, nhà giáo miền Nam và gia đình tôi, nhà giáo miền Bắc không khác nhau về giá trị cốt lõi của cuộc sống - sống nhân ái, liêm khiết, sống tuân thủ pháp luật (không dám hó hé) và hướng thiện.
Ngày mới về làm dâu những năm 80, ba chồng, một giáo viên Toán nổi tiếng, hiệu phó trường chuyên nổi tiếng nhất SG rồi TPHCM, (nhờ ơn Đảng) lọc cọc chiếc xe đạp đi làm mỗi ngày, tối về ăn những bữa cơm đạm bạc nhưng chưa bao giờ tôi thấy ba mẹ chồng tôi than thở hay hối tiếc về việc ở Việt Nam hay không cho con trai đi vượt biên.
(Sau khi tôi đi học nhiều năm ở Liên Xô) Cùng với sự thay đổi của cả nước, cuộc sống của chúng tôi ngày một tốt lên. Chúng tôi vào Đảng, lên chức và có thể làm những gì chúng tôi muốn, đi những nơi chúng tôi thích bằng những đồng tiền sạch sẽ nhất. Tin không thì tùy.
Cuộc sống như thế nào đều do cách nhìn, thái độ sống của mình (không phải nhờ ơn Đảng?). Mỗi người có quyền chọn lựa nơi mình sống và cách sống nhưng tôi ghét nhất những kẻ thích dạy người khác cách sống, cách mưu cầu hạnh phúc. Như bạn đọc đang ghét tôi đấy.
2h30 phút đêm 30/4

No comments:

Post a Comment