Friday 16 November 2012

Phạm Quốc Dũng: thằng khùng muốn cấm Facebook



Tên ký dưới bài là Phạm Quốc Dũng. Không biết từ cái lỗ nẻ nào chui ra.
Người có danh có phận không ai dám chường mặt ra phát biểu linh tinh như vậy.
Nghĩ cho kỹ đi.
Người ta dùng Internet bằng tiền của người ta, thời gian của người ta. Ai xâm phạm vào quyền lợi của mình thì mình nhảy đông đổng lên. Vậy tại sao mình đi xâm phạm quyền lợi của người khác?
Luật đã quy định rõ những hành vi bị coi là tội phạm. Chống phá chế độ thì phạt theo tội chống phá chế độ. Cướp giật phạt theo cướp giật. Phương tiện gây án bị tịch thu. Facebook là phương tiện gây án hay là tội?
Nếu có thể, nên lôi hết thiên hạ ra vả cho gẫy răng, cắt cho cụt lưỡi. Lý do: răng và lưỡi có thể bị lợi dụng để nói bậy trên Giáo Dục Chấm Nét. Hay có một cách dễ hơn là dẹp luôn cái trang Giáo Dục Chấm Nét, khỏi sợ ai lên đó nói bậy. Như vậy được chứ?

Friday 9 November 2012

Lê Xuân Lít: sức nặng của một công trình khoa học được tính bằng kí lô



Từ Trắc Học bỗng dưng lôi một bài viết từ năm nảo năm nào của Tuấn loãng xương ra đánh đòn: link ở đây. Họ thề thốt là không thù oán chi với Tuấn, chỉ công kích việc ông Lê Xuân Lít cho ông Nguyễn Văn Tuấn chuyên trị loãng xương ngồi chung một chiếu với mấy trăm học giả, trí giả, thức giả... bàn về truyện Kiều. Con số chính xác là 158 vị, nói có sách mách có chứng đây.

Quyển sách được trân trọng giới thiệu trên Tuổi Trẻ cũng từ năm nảo năm nao như sau:
 Nhà giáo Lê Xuân Lít đã mang tập bản thảo nặng... 12,5kg  từ TP.HCM ra Hà Tĩnh để bàn bạc với UBND tỉnh này về công trình chuẩn bị 240 năm ngày sinh đại thi hào Nguyễn Du (1765-2005).
Cuốn sách có tựa: Hai trăm năm nghiên cứu và bình luận Truyện Kiều, tập hợp đầy đủ và có hệ thống nhất về những gì liên quan tới Truyện Kiều từ khi Nguyễn  Du hoàn thành tác phẩm đến nay.
Ông Lê Xuân Lít cho biết cuốn sách dày khoảng 2.300 trang (phá kỷ lục của tuyển thơ Ngàn năm thương nhớ 2.000 trang vừa được ấn hành nhân chuẩn bị kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long Hà Nội).
Bài gốc ở đây.

Quyển sách đó nếu bỏ bớt mấy bài nhảm nhí (không chỉ một mình ông bác sĩ loãng xương tán nhảm) thì cũng không giảm cân bao nhiều mà giá bán có khi vẫn vậy. Càng lãi.

Thursday 14 June 2012

Vũ Diệu Thúy thoáng hay dốt?


Khi được hỏi về những người mẫu, hoa khôi trẻ tuổi kiếm tiền trên thân xác của chính mình, Vũ Diệu Thúy cho biết là cô không thực sự phản đối, lên án họ. Họ sống như thế nào là quyền của h. Cô hoa khôi này rõ dốt: ở đâu trên trái đất này có được cái quyền ấy? Đã dốt lại hay xổ nho: Vì do hoàn cảnh của mỗi người khác nhau nên khó mà có thể phán quyết họ được. Có lẽ cô định nói phê phán hay phán xét, nhưng không phân biệt được các thứ phán ấy khác nhau thế nào và đành phán... bừa.
Cô dám tự nhận là thoáng:
Có thể tư tưởng của em hơi cởi mở, phương Tây hơn một chút.
Sao em không sang phương Tây mà sống hả em? Em đã sang đó bao giờ chưa mà biết là bên nước ngoài mại dâm cũng là một ngành nghề công khai ?
Tội nghiệp em quá, Diệu Thúy ơi, em cần lên báo khoe dốt đến thế sao? Hay em chỉ cần lên được mặt báo là đủ, không cần biết là mình chẳng có cái tư cách gì để mở miệng. Cái tít của em oai ghê, hoa khôi trường đại học.... À, đại học gì đấy nhỉ?

Tuesday 12 June 2012

Phi Thanh Vân không thể có lời khuyên tốt hơn cho Mỹ Xuân


Phi Thanh Vân lên báo tội nghiệp Mỹ Xuân:
Giả sử cô chỉ cặp với đại gia để người ta chu cấp cho cô, rồi cô yêu một người đàn ông khác chẳng hạn, như thế mình chỉ có lỗi thôi chứ không dính vào luật pháp. Đằng này vướng vào đường dây mại dâm... 
Với người đẹp dao kéo, dường như phụ nữ đẹp không có cách nào khác để kiếm tiền ngoài việc trao đổi tình-tiền. Vấn đề chỉ là trao đổi sao cho hợp pháp.
Muốn hiểu tại sao đầu óc của Phi Thanh Vân chỉ có ngần ấy thôi, ta hãy đọc lại tâm sự của cô về cuộc hành trình săn tìm đại gia:
 Tôi cần tiền. Vả tôi cần có đại gia bao bọc.
Tôi bước vào tình yêu với anh trong một khoảng thời gian rất ngắn. Tôi vẫn có niềm tin là một số anh Việt kiều rất giàu (sở dĩ tôi nói vậy vì bây giờ nhiều anh Viêt kiều rất nghèo, về nước làm nhiều việc chẳng giống ai nữa). Chúng tôi quen nhau ở vũ trường. Khi ấy chúng tôi có một nhóm người mẫu, hay được các đại ca dắt đi vũ trường. Không mất tiền, vừa được chơi vừa được tiền nữa. Tất nhiên là phải biết nghe lời. Tôi cũng đã ngủ với một vài người trong số đó. Tôi muốn nói rõ tôi không phải là gái điếm. Tôi là người mẫu và tôi ngủ với họ vì họ thực sự thích tôi. Họ tặng tiền cho tôi chứ tôi không ra giá. Hai chuyện này khác nhau nhiều lắm. Thế nên, tôi cảm thấy khá nhẹ nhàng khi tôi gặp anh. Chúng tôi làm quen khá nhanh. Anh nói có công ty đầu tư về tài chính và siêu thị. Tôi không thích nghe chuyện kinh doanh, tôi thích nhìn cách đàn ông tiêu tiền là biết anh ta thuộc dạng nào. Anh nói anh tên Bảo. Bảo khá sành sỏi và chi tiền không tiếc tay.
Chúng tôi quen nhau rất nhanh và đêm đó tôi về khách sạn cùng Bảo. Ai đó nói tôi dễ dãi cũng được, nhưng tôi thà sòng phẳng vậy, còn hơn quanh co rồi cuối cùng cũng vẫn là muốn ngủ với đại gia để có tiền. Tôi nói với Bảo, em gặp lần đầu và em thích anh, em không ngủ với anh để lấy tiền vì em không đi làm gái điếm
Tặng tiền khác với trả tiền nhé. Đó là sự khác nhau duy nhất giữa Phi Thanh Vân và gái điếm. Nhưng ngoài Phi Thanh Vân ra, có ai nhìn thấy sự khác biệt đó không?

Ca sĩ Phương Thanh muốn đứng trên pháp luật


Pháp luật Việt Nam hiện nay chưa cho phép bán dâm. Ca sĩ Phương Thanh là ai mà dám tuyên bố em đẹp, em có quyền bán dâm? Gái xấu có quyền bán dâm không?


Phương Thanh tự hào về nghề nghiệp của mình cũng được thôi. Nhưng nếu chị không cho gái bán dâm làm nghệ sĩ thì họ sẽ làm nghề gì nếu họ chỉ biết hát?  Nếu đến người quét rác, bà bán xôi... cũng noi gương Phương Thanh xua đuổi bọn họ thì họ còn nghề nào khác để làm ngoài việc đi bán dâm? Vả chăng, hát như Phương Thanh còn làm ca sĩ được thì ở xứ ta ai chẳng làm nghệ sĩ được?


Phương Thanh không có quyền đòi hỏi Mỹ Xuân, Hồng Hà và những người bán dâm khác đừng làm nghệ sĩ. Các cô ấy có thể chẳng bao giờ được tuyển vào ngành công an hay ngoại giao. Các ngành đó có quy định hẳn hoi. Ngành của Phương Thanh không có quy định nào cấm  cửa gái bán dâm. Biết gào mấy tiếng trống vắng chiều nay là thành ca sĩ được rồi, chứ nếu có ai đứng ra cấm được những đứa ăn nói vô văn hóa làm ca sĩ thì chắc không đến lượt Phương Thanh lên sân khấu đâu.

Thursday 7 June 2012

Nguyễn Hưng Quốc đừng xúi đồng bào ăn cứt gà nữa



Tôi muốn hỏi ông Nguyễn Hưng Quốc ba câu. Ông trả lời được, tôi sẽ xuống đường nổi giận ngay:
1)      Tại sao khi xưa ông không ở nhà mà nổi giận, chạy tuốt qua Úc làm gì? Ông biết quý cái mạng ông. Tôi cũng quý cái mạng tôi.
2)      Ông có bảo đảm là sau khi đồng bào ở đây nổi giận thì mọi sự sẽ tốt đẹp hơn không? Đời tôi đã từng thấy nhiều cuộc nổi giận, nhiều người đổ máu rồi... ai hưởng? Chính những kẻ lớn tiếng hô hào nổi giận hưởng hết.
Ông có nghĩ là một mình ông khôn, chúng tôi ngu si cả không? Nếu không, xin đừng dạy bảo chúng tôi nữa. Thật là không thể chịu nổi các ông Việt Kiều. Ông thử giở cái giọng trịch thượng ấy nói bằng tiếng Anh với người Úc xem họ có vả vào mồm không.

Wednesday 6 June 2012

Năm lý do để một người có đầu óc lành mạnh tránh xa bác sĩ Hồ Hải


1) Blog Bác Sĩ Hồ Hải đôi lúc khiến người đọc phải giật mình. Chẳng lẽ nước nhà bây giờ tự do ngôn luận đến thế sao? Bác sĩ chửi chế độ khiếp quá, không kiêng nể ai. Một là bác sĩ tự nguyện, hai là bác sĩ vô tình làm chim mồi bẫy những người nhẹ dạ. Cả hai trường hợp đều nguy hiểm cho người ghé thăm bác sĩ.

2) Blog Bác Sĩ Hồ Hải luôn mồm kêu gào dân chủ, nhưng không chấp nhận ý kiến trái chiều. Bạn chỉ được phép tung hô vạn tuế Hồ Hải, không được nói khác, nếu không muốn bị mắng là ngu dốt. Dân chủ kiểu ấy thì thà sống với cộng sản, sướng hơn.

3) Blog vốn là một quyển nhật ký. Khi viết cho riêng mình thì đúng sai, hay dở không thành vấn đề. Khi mở ra cho người khác đọc thì giống một tờ báo. Báo không có những điều mới lạ, hay ho thì không có ích gì cho ai và không ai muốn đọc. Blog của bác sĩ Hồ Hải có cái hay, có cái mới. Nhưng cái hay thì không mới và cái mới thì không hay.

4)  Blog Bác Sĩ Hồ Hải bàn đủ mọi vấn đề trên trời dưới đất. Bác sĩ giỏi hơn tất cả các bác sĩ khác ở tất cả cách ngành. Bác sĩ dạy được cả cách nghiên cứu khoa học. Bác sĩ khôn hơn cả cố vấn an ninh Nhà Trắng. Bác sĩ biết trước từng hơi thở của thị trường. Bác sĩ giỏi thế mà không ai đến xin ý kiến của ông. Không ai dám tin bác sĩ sao?  Bá nghệ bá tri vị chi bá láp.

5) Blog Bác Sĩ Hồ Hải nhiều lỗi chính tả, khó có thể ngờ ở một người đã có bằng bác sĩ. Từ ngữ đôi lúc ngô nghê, lắm khi quái dị, chứng tỏ người viết không buồn mở từ điển để tra nghĩa từ mình muốn dùng. Câu văn, nhất là ở các bài dịch từ tiếng Anh, giống như văn Tây viết tiếng Việt. Ai muốn học cách diễn đạt chính xác, rõ ràng không nên đọc văn bác sĩ Hồ Hải.

Tuesday 29 May 2012

Biết thì thưa thốt, không biết thì Nguyễn Văn Tuấn... dựa cột và cứ nói!


Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, Việt kiều Úc, nói nhiều quá. Chuyện gì ông cũng xía miệng vào bàn cho được, kể cả những lĩnh vực ông không biết lấy một chữ đui chứ đừng nói chi đến ấn phẩm ISI. Ông lại lên báo tự xưng là đồ đệ của cụ Nguyễn Khắc Viện, là "fan" của cụ Nguyễn Hiến Lê, những người bàn về nhiều vấn đề chẳng dính dáng gì đến chuyên môn của họ. Sang trọng thế. Thực chất là mục hạ vô nhân, thiên hạ dốt cả, chỉ mình ông khôn. Chúng tôi không dám khuyên ai vì ông tài giỏi thế, cần ai khuyên nữa? Nhưng chúng tôi có thể dự đoán là nếu ông cứ tiếp tục nói nhảm ắt có ngày mang nhục, không kịp tránh.

Tuesday 22 May 2012

Xin lỗi, em chỉ là... Ngọc Trinh


Em đã nói rõ với nhà báo và báo có đăng lại đàng hoàng là em đã chừa một phương lấy chồng.  Em không giấu việc em làm. Em cũng không giấu dốt. Xin người đọc báo đừng ném đá em, tội nghiệp. Cũng xin đừng chửi nhà báo, càng tội nghiệp lắm, vì bây giờ, ngoài chuyện của em ra, họ còn biết viết gì để có cơm ăn mà không phải vào tù?
Em không mượn ai bênh em. Người như chị Hồ Thu Hồng xin tránh càng xa càng tốt. Chị muốn hét lên là đàn bà ai cũng muốn trai bao thì đó là ý kiến riêng của chị. Em nghĩ cho em, em nói cho em, em không nói cho ai khác, bởi vì xin lỗi, em chỉ là... Ngọc Trinh.

Sunday 13 May 2012

Lê Vinh Quốc: tiến sĩ múa rìu.


Suýt nữa thì sặc cà phê ra cả màn hình vì cái câu này của Lê Vinh Quốc trên Tuổi Trẻ:
 Đến nay, các nhà ngôn ngữ học vẫn không hiểu vì sao khi sáng tạo ra chữ quốc ngữ, linh mục Alexandre de Rhodes đã loại bỏ bốn chữ cái gốc Latin nêu trên để rồi phải dùng PH thay cho F, dùng GI thay cho J và dùng D để ghi cái âm đáng lẽ thuộc về Z; rồi lại phải chế ra chữ Đ để ghi cái âm vốn thuộc về D?
Tuổi Trẻ rất đểu. Các bạn ấy cấp đất cho Quốc múa rìu để Quốc lòi dốt ra cho mọi người cùng thấy. Đã vậy nhà báo lại còn ngoắc thêm cái mác tiến sĩ giáo dục rất kêu ngay bên cạnh. Bây giờ có hối cũng không kịp nữa, Quốc ơi!

Friday 11 May 2012

Cách vận dụng tư tuy tích cực khi đọc Hồ Thu Hồng


Xưa nay mình chẳng đọc gì của Hồ Thu Hồng, ngoại trừ trang Beo trên Yahoo. Không thích nhưng vẫn đọc vì bọn hải ngoại cứ lu loa quảng cáo đó là kênh thông tin bán chính thức của công an. Nhiều khi báo chí lề phải chưa dám nhúc nhích thì Beo đã bắn tín hiệu ra rồi. Ngay cả khi báo đã đưa tin khắp nơi, mình vẫn đọc Beo. Nếu còn bán tín bán nghi, càng cần đọc Beo. Trang của Beo dễ truy cập, không sợ bị chặn, lúc nào đọc cũng được.

Hễ Beo sỉ vả, miệt thị ai thì đó ắt là người đáng kính trọng. Có người mình quen, có người mình không quen. Nhưng thấy Beo chửi người mình quen và biết rất rõ, tự nhiên mình có thiện cảm với những người chưa quen.

Những chuyện cao siêu, phức tạp như tàu cao tốc, bô xít, Trường Sa, điện hạt nhân... ông A ủng hộ mình thấy cũng phải, ông B phản biện mình thấy cũng hợp lý. Trình độ non kém, hiểu gì được chứ? Nhưng thấy Beo cũng đứng ra ủng hộ thì mình biết ngay đó là chuyện hại dân hại nước. Có vài chuyện nho nhỏ như chuyện....  (thôi chẳng nói ra làm gì, lộ bem hết), mình đã đích thân trải nghiệm hoặc đích thân kiểm chứng thì biết là Beo cố tình nói láo. Làm sao dám tin cả những chuyện khác?

Trang của Beo nên được sử dụng như một công cụ định hướng dư luận rất có hiệu quả đối với những đứa như mình, tức là có thành kiến với Beo nhưng vẫn vào đọc (để nghĩ ngược).

Tuesday 8 May 2012

Gót chân của Phạm Anh Tuấn bị đau nhức


Phạm Anh Tuấn khen Dương Tường có công lớn trong việc dịch the dotted line thành dòng kẻ bằng những dấu chấm. Với tư cách là một dịch giả kiêm luôn công việc chủ động tiếp nhận sự lai trộn văn hóa, Dương Tường đã góp phần làm từ ngữ tiếng Việt thêm giàu đẹp như ai đó đã có công đưa gót chân A-sin vào vốn từ ngữ tiếng ta.
Gót chân A-sin là một điển tích thần thoại Hy Lạp. Nó vô nghĩa đối với người không có chút hiểu biết nào về văn hóa phương Tây cổ đại. Không ai lần đầu đọc gót chân A-sin hay gót sen vàng mà hiểu được. Muốn biết gót chân A-singót sen vàng khác nhau thế nào, người Việt cần phải học, cần có các sách công cụ (từ điển tiếng Việt, từ điển điển cố...). Và đó là điều cần thiết vì các giá trị văn hóa Hy Lạp và Trung Hoa đáng để ta phải học.    
Dòng kẻ chấm của Dương Tường không quy về giá trị nào cả. Khi chọn cách dịch ấy, Dương Tường dĩ nhiên phải chú thích vì ở một đất nước không có quy định biểu mẫu đơn từ thống nhất, kẻ chấm hay kẻ liền tùy thích, ai có thể hình dung được dòng kẻ bằng những dấu chấm dùng vào việc gì? Nếu họ đã quen điền đơn từ ngoại quốc thì đó là việc khác. Nhưng trong trường hợp đó, người ta cần gì phải đọc bản dịch tiếng Việt? Sau cùng, các chú thích cần thiết cũng không đủ để từ vựng hóa dòng kẻ bằng những dấu chấm. Không phải bất cứ sáng tạo ngôn từ nào cũng vào từ điển được.
Đặt dòng kẻ bằng những dấu chấm bên cạnh gót chân A-sin là một cách so sánh hết sức khập khiễng. Nếu thích so sánh, Phạm Anh Tuấn có thể gọi Dương Tường là Đông Thi. Nàng Tây Thi nào đó nhăn mặt một phát thành gót chân A-sin, nhưng Đông Thi – Dương Tường dù cố công bắt chước đến mấy cũng chỉ rặn ra được cái dòng kẻ bằng những dấu chấm.

Friday 27 April 2012

Trên dòng kẻ bằng những dấu chấm anh là Trần Dương Tường


Trước khi Nhã Nam đưa bản dịch Lolita ra trình làng, tôi cam đoan người nào đọc phải một câu như trên hiểu được chết liền. Sau  khi bản dịch của Dương Tường xuất hiện, bà con phải dò lại bản gốc tiếng Anh mới hiểu dịch giả muốn nói gỉ. Nhiều người cao giọng chê bai, đòi Dương Tường phải dịch lại cho mượt mà hơn hoặc phải kèm ghi chú. Xem ra bây giờ cả hai việc đó đều không cần thiết nữa. Sau những sự việc ầm ĩ vừa qua, còn ai muốn đọc một bản dịch ký tên Dương Tường nữa không? Và ghi chú để làm gì nữa khi bây giờ, nhờ công Dương Tường, mọi người đều biết trên dòng kẻ (bằng những dấu) chấm nghĩa là gì rồi.

Dương Tường không nhận sai và thật ra, rất khó bảo anh sai.Trình độ người đọc Việt Nam thấp kém, không biết dòng kẻ chấm là gì thì đó không thể là lỗi của Dương Tường. Nếu Nabokov viết trên dòng kẻ chấm mà dịch thành trên  dòng kẻ liền thì mới có thể gọi là sai vì đó là hai loại dòng kẻ khác nhau. Đằng này sách Pháp, sách Nga đều dịch là trên dòng kẻ chấm. Vậy người dịch sai ở chỗ nào? Dương Tường thậm chí dịch còn đúng hơn các ông Nga và Pháp, bởi vì các ông Tây còn phải dài dòng văn tự kiểu trên dòng kẻ chấm của mẫu đơn / biểu mẫu.... mà nguyên bản có từ nào về đơn từ, biểu mẫu đâu?

Dịch thuật trước hết là một nghệ thuật. Mỗi dịch giả có một quan niệm riêng. Với Dương Tường không có chuẩn mực nào cao hơn nguyên bản. Vì vậy, dù ai nói đông nói tây, Dương Tường cứ phải viết tiếng Việt như nguyên bản tiếng Anh. Từ bao nhiêu năm qua anh luôn giữ vững lập trường này. Tại sao trước đây không ai phẫn nộ với làn da trắng trong của hoa mộc lan. Tại sao người ta ít nhận ra điều đó mỗi khi bị cuốn hút bởi sự duyên dáng của câu văn Việt hồn Tây? Vậy thì tại sao bây giờ lại đi khuấy động cả thị trường chữ nghĩa vì một chuyện không đáng?

Monday 23 April 2012

Trần Tiễn Cao Đăng: một người không thể cùng lúc đội hai cái mũ


Trân Tiễn Cao Đăng là tác giả của thuật ngữ “thảm họa dịch thuật” sáu năm về trước khi anh lên tiếng phê phán Mật mã DaVinci (người dịch là Đỗ Thu Hà, nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin). Anh dày công phân tích và phân loại từng lỗi trên bản dịch của Đỗ Thu Hà, thể hiện một tinh thần nghiêm túc đáng quý ở người làm công việc dịch thuật. Uy tín của nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin xuống dốc thảm hại và sự nghiệp dịch thuật của Đỗ Thu Hà xem như tiêu tan như bọt nước sau những lời phê bình xác đáng của Trần Tiễn Cao Đăng.

Sáu năm sau Trần Tiễn Cao Đăng có một thái độ ứng xử khác hẳn trước các thảm họa dịch thuật. Tác giả của thuật ngữ dường như không còn biết phẫn nộ nữa. Tiền Vệ muốn đập chết Cao Việt Dũng thì xin mời cứ tự nhiên, nhưng Trần Tiễn Cao Đăng quyết không dính vào chuyện bươi móc lỗi phải nữa. Âm binh lên mạng khen: Trần Tiễn Cao Đăng khí độ hơn người, không a dua, không đánh hôi.  

Sự thật không đẹp đẽ đến thế. Chẳng qua là ăn cây nào phải rào cây ấy thôi. Lợi ích của Nhã Nam, của cá nhân Cao Việt Dũng và cá nhân Trần Tiễn Cao Đăng gắn bó với nhau mật thiết hơn người ta tưởng, khiến cho đương sự rơi vào một tình thế mà ông bà ta vẫn gọi là “há miệng mắc quai”. Trần Tiễn Cao Đăng không ra tay thì Cao Việt Dũng cũng đã ngắc ngoải rồi: hiện nay Cao Đăng đã thay Việt Dũng đại diện cho mảng sách dịch của Nhã Nam tiếp xúc với báo chí. Nếu Đăng ra tay thì còn mặt mũi nào đi ra đi vào nhìn thấy Dũng và ăn làm sao, nói làm sao bây giờ với Nhã Nam? Và chắc gì Nhã Nam sẽ tha thứ cho hành động đó. Vì thế cho nên Cao Đăng cứ điềm nhiên tọa sơn quan hổ đấu và hưởng lợi thay vì diễn lại vai trò người hùng dẹp loạn dịch thuật như sáu năm về trước.

Friday 30 March 2012

Vì sao không nên lo lắng thái quá về những quan điểm sai trái của Trương Thái Du?




Trương Thái Du là một cái tên không mấy xa lạ với dân chơi blog. Ông đọc nhiều và thường công bố trên blog của mình nhiều bài (ông gọi là) biên khảo để khoe cái sức đọc ghê gớm ít ai có được. Các bài viết của ông thường gây sốc, khiến đôi lúc người ta phải tự hỏi: Ý đồ thực sự của tác giả là gì khi ông ta nói năng càn quấy như thế? Nhiều người còn nghi ông làm tay sai cho tình báo Trung Quốc.
Gần đây nhất Trương Thái Du lại gây xôn xao dư luận khi tung lên blog của mình hai ghi chú nhỏ về tiếng Hán Việt. Bị thiên hạ chửi điếc tai, ông bực bội treo lên tường Facebook của mình một câu : Yêu nước mà ngu dốt và lười biếng thì chỉ là lũ lưu manh vô học mà thôi. Nhưng rốt cục người ngu dốt, lười biếng và vô học lại chính là ông. Ông cũng chẳng thèm xin lỗi một tiếng. Hoặc là ông vẫn chưa nhận ra được chỗ ngu dốt, lười biếng, vô học trong hai bài viết của mình. Hoặc ông chính là một tên lưu manh thứ thật.
Trương Thái Du không phải là một nhà ngôn ngữ học chuyên nghiệp. Ông không có một công trình nào về Việt ngữ được người trong ngành, ở trong nước cũng như ở hải ngoại, tham khảo, trích dẫn. Kiến thức của ông về tiếng Việt và các vấn đề liên quan đến lịch sử tiếng Việt cũng nông cạn như vốn hiểu biết của bất kỳ ai không được đào tạo theo bài bản hoặc không chịu học tập một cách nghiêm túc. Những lời phát biểu của Trương Thái Du không có giá trị hơn một câu chuyện nhảm vỉa hè, do đó không thể gây bất kỳ ảnh hưởng học thuật nào và chúng ta không cần phải lo lắng thái quá.

Wednesday 21 March 2012

Vì sao người ta quyết đập Cao Việt Dũng đến chết?



Cao Việt Dũng dịch sai nhiều quá. Có người dè bỉu: “Một anh tiếng Pháp bằng C cũng không sai ngớ ngẩn đến thế”. Người khác suy đoán: “Hắn thuê thợ dịch, không xem lại cẩn thận”. Nói chung, nguyên nhân Dũng dịch sai là một ẩn số. Nhận cái tội nào cũng là tự tròng dây thắt cổ.
Khát vọng muốn sống (và phải sống trong ánh hào quang mới xứng) khiến Cao Việt Dũng trở nên liều lĩnh. Anh ngoan cố sử dụng mọi thủ đoạn để đánh trả những người phê bình mình và tự bộc lộ như một kẻ ngụy biện xảo quyệt, một tên bất lương đội lốt trí thức.
Đầu tiên là cố tình “trì hoãn cái sự sung sướng” càng lâu càng tốt. Đến khi công chúng mất kiên nhẫn, anh mới lên tiếng: “Tôi bận quá, có những việc khác quan trọng hơn”. Đó là một lời biện bạch hoặc là hết sức vô trách nhiệm với việc mình đã làm, hoặc là hết sức xấc xược với những người góp ý cho mình, hoặc cả hai.
Trong toàn bộ những lý lẽ được Cao Việt Dũng triển khai đề tự bào chữa, điểm duy nhất có thể có chút ít giá trị là độ chênh trong quan niệm về tín, đạt, nhã của dịch thuật. Với kiểu chia động từ “tôi nghĩ thế này, anh nghĩ thế kia, ngôi thứ ba số ít nghĩ thế ấy, số nhiều thế ấy..." người ta có thể cãi nhau sáng đêm chưa xong. Và Cao Việt Dũng thích thế. Để khỏi phải nói mấy chuyện tử cung, ruột non, ruột già.
Rồi những người bỏ công chỉ cho anh biết rằng “hú họa” không thể là “hạnh phúc nhỏ mọn”, cây cọ vẽ khác với cái bàn chải và đàn ông không thể chết vì ung thư tử cung... bị anh mắng sa sả là những kẻ bới lông tìm vết đầy ác ý. Khổ một nỗi là họ chẳng bới cái gì cả. Lỗi của Cao Việt Dũng sờ sờ ra đấy. Bất cứ người nào có trình độ tiếng Pháp trên bằng C đều có thể thấy rõ trong khi Dũng phải đợi người ta bươi lên, móc ra.
Dũng chỉ nhận một vài lỗi nhẹ nhàng, và ngay lập tức anh chia luôn động từ “tôi có lỗi, anh cũng có lỗi, chúng ta đều có lỗi, mọi người đều có lỗi..., cá mè một lứa cả”. Những người đáng làm thầy anh không đời nào chịu ngồi xuống chung một chiếu với thằng xấc láo. Cách nhận lỗi của Dũng chỉ khiến cho người ta muốn đạp Dũng ra khỏi chiếu.
Trong khi đó âm binh của Cao Việt Dũng lang thang khắp các diễn đàn, cất giọng phụ họa bằng những luận điệu mà Cao Việt Dũng ở vị trí của một dịch giả chuyên nghiệp không thể  phát biểu: “Chê dễ, làm không dễ”, “Mặc dầu còn những hạn chế nhất định, Cao Việt Dũng vẫn có đóng góp đáng kể”, “Chê Dũng là bất dũng, vô sỉ, ghen ăn tức ở...” vân vân và vân vân. Hoặc Cao Việt Dũng không thể kiểm soát nổi lũ âm binh này, hoặc chúng được chính anh chỉ đạo, tất cả những ai đụng chạm đến thần tượng, thần đồng Cao Việt Dũng đều bị mạt sát không tiếc lời. Chính bọn này đẩy Cao Việt Dũng đến cửa tử nhanh hơn. Cả những người từ trước đến nay không muốn nói về Cao Việt Dũng cũng không thể làm ngơ được nữa.
Từ chỗ chỉ là một dịch giả phạm nhiều sai sót (ai chẳng có sai sót?), và chỉ thế thôi, Cao Việt Dũng đã trở thành biểu tượng đáng xấu hổ của thị trường chữ nghĩa, bằng cấp, sách vở... bát nháo. Đáng xấu hổ nhưng không biết xấu hổ, không biết nói lời cảm ơn và xin lỗi cho phải phép lại cuồng ngôn lộng ngữ, không có dấu hiệu nào cho thấy Dũng có khả năng phục thiện. Với những kẻ mà căn tính bất lương không thể cải tạo được, chỉ có một bản án duy nhất là tử hình.

Sunday 18 March 2012

Vì sao không thể trừng trị Lê Thẩm Dương?




Lê Thẩm Dương là một tên lưu manh giả danh trí thức. Hắn được trang bị đầy đủ bằng cấp để có thẩm quyền đứng ra rao giảng những điều mà bất kỳ tên lưu manh nào cũng có thể phát biểu ở một nơi khác. Với Lê Thẩm Dương giảng đường Việt Nam đã trở thành chỗ chè chén vỉa hè để cho các em đến nghe thầy ăn tục nói phét xong là cấp bằng tốt nghiệp cho về. Vì vậy các em sung sướng gia nhập hội fan cuồng của thầy.
Fan cuồng của Lê Thẩm Dương ủng hộ nhà giáo văng tục trên giảng đường, nhưng không chấp nhận người khác dùng thứ ngôn ngữ ấy để nói với họ, cũng không thừa nhận là mình dùng thứ ngôn ngữ ấy để nói với cha mẹ, người thân, người yêu... Lạ không?
Fan cuồng của Lê Thẩm Dương ca ngợi tài diễn xuất của Lê Thẩm Dương, khoan khoái tiếp thu những kiến thức được truyền tải qua bài giảng và thành kính tri ân người thầy của họ. Ếch ngồi đáy giếng không thấy được bầu trời bao la. Có người bảo nó:
-Ếch ơi, ngoài kia trời cao lắm, rộng lắm, xanh lắm.
Ếch lại à uôm:
-Dưới này không thiếu gì ếch đã từng du học nhé.
Người hiếu kỳ nhìn xuống  thấy ếch đông vô số, không thấy bộ giáo dục đào tạo ở đâu cả.