Tuesday, 29 April 2014

Nhân đọc bản Lược Sử Kỳ Án Nhã Thuyên của Dương Tư


http://giangnamlangtu.wordpress.com/2014/04/26/luoc-su-ky-an-nha-thuyen-2/

Hữu Thỉnh là nguồn gốc của mọi sai lầm trong kỳ án Nhã Thuyên.
Từ lâu Hữu Thỉnh thâm thù Mở Miệng vì bài thơ này:

tôi hỏi đất: - đất sống với đất như thế nào? 
- chúng tôi tôn cao nhau [heo] 

tôi hỏi nước: - nước sống với nước như thế nào? 
- chúng tôi làm đầy nhau [heo] 

tôi hỏi cỏ: - cỏ sống với cỏ như thế nào? 
- chúng tôi đan vào nhau [heo] 
làm nên những chưn trời 
chơi & bời 

tôi hỏi thỉnh: 
- thỉnh sống với thỉnh như thế nào? 
[ối dào!] 
tôi hỏi người: 
- thỉnh sống với người như thế nào? 
[ối dào!] 
tôi hỏi người: 
- thỉnh sống với người như thế nào? 
[ối dào!] 

Cả một triết lý nhân sinh của ông quan văn nghệ cao nhất nước (http://vns.hnue.edu.vn/?page=service_detail&TID=349) bị đứa trẻ trâu đem ra bỡn cợt, ai chịu nổi?

Thỉnh mượn hội nghị lý luận phê bình văn học lần thứ III do Hội Nhà Văn (của Thỉnh) tổ chức ở Tam Đảo (ngày 4 tháng 6 năm 2013) làm nơi giải tỏa ấm ức. Không thể công khai mối tư thù, Thỉnh đăng đàn diễn đọc một bài thơ Lý Đợi giễu nhại Hồ Chí Minh 
(http://lethieunhoncom.blogspot.com.au/2013/07/huu-thinh-dien-oc-tac-pham-cua-mot.html)) để hướng sự phẫn nộ chung vào kẻ thù riêng của Thỉnh. Bài thơ ấy như sau:


“Chúng nó nói

Chúng nói

Sông có thể cạn

Núi có thể mòn

Chúng nói

Sông có thể cạn

Núi có thề mòn

Và tôi thấy chúng làm:

Chúng đuổi người đi đường

Chúng không cho người dân cất tiếng nói

Chúng bao vây và trấn áp người biểu tình chống xâm lăng

Chúng cho người trà trộn vào đám đông biểu tình để phá thối, gây chia rẽ

Chúng bảo chúng ta bị xúi giục

Chúng coi thường sự hiểu biết của nhân dân

Chúng bảo mất Hoàng Sa – Trường Sa không phải lo.

Hãy về nhà ngủ và tin vào Cộng sản và nhà nước.

(Tin chúng mày để hôm nay thấy Sài Gòn & Hà Nội đầy một lũ tay sai Bắc Kinh à?)

Chúng vu khống những người yêu nước là phản động

Chúng muốn chúng ta vĩnh viễn là nô lệ

Chúng đã lăng mạ lòng tự trọng dân tộc

Chúng đã phỉ nhổ vào lịch sử

Chúng đã đập bàn thờ tổ quốc

Chúng đã ném cứt vào xương máu những người đã chết cho quê hương

Chúng tóm cổ các nhà báo tự do

Chúng đe doạ, đánh đập văn nghệ sĩ

Chúng khủng bố các nhà trí thức

Chúng theo dõi điện thoại, email

Chúng hiếp dâm nhân quyền...

Và chúng nói tiếp, sau khi làm: “song chân lý ấy không bao giờ thay đổi.”

Mở Miệng chết ngắc từ lâu bỗng nhiên sống dậy qua giọng đọc hùng hồn của người đọc điếu văn hay nhất Vỉệt Nam 
(http://lethieunhoncom.blogspot.com.au/2013/07/huu-thinh-dien-oc-tac-pham-cua-mot.html).

Sự thiệt hại lẽ ra có thể giới hạn ở mức đó thôi nếu Chu Giang và Phong Lê không nhảy ra diễn tuồng trung thần bất sự nhị quân. Cái 
thế giới nhỏ bé các nhà lý luận phê bình Tam Đảo lập tức phân hóa thành hai phe, ba thành phần (chống ta, theo ta và lừng khừng) xung quanh một quyển luận văn cao học nằm mốc trên kệ sách từ ba năm trước (Đỗ Thị Thoan aka Nhã Thuyên, "Vị Trí Của Kẻ Bên Lề: Thực Hành Thơ Của Nhóm Mở Miệng Từ Góc Nhìn Văn Hóa"). Kể từ lúc đó, không phải Mở Miệng mà chính Nhã Thuyên 
bài tập nghiên cứu về Mở Miệng (http://vanhoanghean.com.vn/van-hoa-va-doi-song27/cuoc-song-quanh-ta46/luan-van-do-thi-thoan-va-nhung-loi-ban) chính thức trở thành đối tượng nghiên cứu của giới phê bình. Hội Nhà Văn không chỉ nhận lãnh trách nhiệm phê bình văn chương mà còn kiêm nhiệm phê bình công việc của nhà giáo và học sinh. Nhảm thế.

Sự lấn sân nhảm nhí đó nếu chỉ khu trú trong phạm vi hội nghị Tam Đảo thì ai hay, ai biết? Nếu các phê bình gia chỉ mắng nhau một chập rồi ra về, đợi đến hội nghị lần sau gặp lại thì thiên hạ có thể biết gì về những trò nhảm của họ? Việc Đào Duy Quát huy động tổng lực truyền thông vào trận đánh Nhã Thuyên là một sai lầm nghiêm trọng về chiến lược. Lợi ích trước mắt là tăng điểm uy tín cho ông Quát, cho hội đồng lý luận trung ương trong giới lãnh đạo Đảng, nhưng tổn thất lại vượt quá mức dự tính. Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Thanh Tra, Văn Nghệ trung ương, Văn Nghệ địa phương... suốt mấy tháng trời quảng cáo không công cho Nhã Thuyên và Mở Miệng. Ký giả tuyển từ hạng bồi bút, không có trình độ lẫn tư cách, viết lấy được, nói lấy được, chẳng khác nào bôi tro trát trấu vào hệ thống truyền thông của quốc gia. Trong khi tâm nói mặc tâm, biên nở hoa tứ tung, không ai kiểm soát được. Công an không bắt Lý Đợi, không bắt Nhã Thuyên, không bắt bất cứ ai nói khác với báo Nhân Dân. Cơ quan an ninh, vì những lợi ích riêng của họ, từ chối làm công cụ phục vụ lợi ích cá nhân, hiềm khích cá nhân. 

Một chủ trương lớn, đúng đắn qua tay người thực hiện bôi bác lại không được phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng của các cơ quan chức năng, thử hỏi có đáng phẫn nộ không? Quá giận mất khôn. Hận cá chém thớt. Cái thớt vẫn là Nhã Thuyên, lại là Nhã Thuyên. Để cho nhát dao chém xuống có sức mạnh chính nghĩa, một hội đồng khoa bảng được thành lập với nhiệm vụ thẩm định lại luận văn của Nhã Thuyên. Dùi đánh đục, đục phải đánh săng. Vì những lý do riêng, hiệu trưởng Đại Học Sư Phạm Hà Nội không dám cãi lời cấp trên, dựng lên một hội đồng thừa chức tước, thiếu cả trình độ lẫn tư cách, lén lén lút lút hợp thức hóa một quyết định phi pháp và vô đạo. 

Đến đây việc của Nhã Thuyên không chỉ là việc giữa khách văn với nhau nữa. Buộc tội Nhã Thuyên phản động là việc của các nhà chính trị. Thẩm định (đi và lại) luận văn của Nhã Thuyên là việc của các nhà chuyên môn. Nhưng không thể tùy tiện tước học vị của bất cứ ai. Đông La cứ giả vờ ngạc nhiên khi thấy có quá nhiều người "nói leo". Nói chuyện liên quan đến quyền lợi thiết thân của người ta sao lại là nói leo? Cháu Đông La ơi, khi nào cháu kiếm được một mảnh bằng vắt vai, cháu sẽ hiểu. Nói thế thôi chứ ngay Phan Trọng Thưởng chữ nghĩa một bụng lõng bõng kia còn không ý thức được là chính y đã mở đường cho việc đem luận án của y ra chấm lại. Trách sao được đứa dốt nát theo voi ăn bã mía?

No comments:

Post a Comment