Wednesday, 21 March 2012

Vì sao người ta quyết đập Cao Việt Dũng đến chết?



Cao Việt Dũng dịch sai nhiều quá. Có người dè bỉu: “Một anh tiếng Pháp bằng C cũng không sai ngớ ngẩn đến thế”. Người khác suy đoán: “Hắn thuê thợ dịch, không xem lại cẩn thận”. Nói chung, nguyên nhân Dũng dịch sai là một ẩn số. Nhận cái tội nào cũng là tự tròng dây thắt cổ.
Khát vọng muốn sống (và phải sống trong ánh hào quang mới xứng) khiến Cao Việt Dũng trở nên liều lĩnh. Anh ngoan cố sử dụng mọi thủ đoạn để đánh trả những người phê bình mình và tự bộc lộ như một kẻ ngụy biện xảo quyệt, một tên bất lương đội lốt trí thức.
Đầu tiên là cố tình “trì hoãn cái sự sung sướng” càng lâu càng tốt. Đến khi công chúng mất kiên nhẫn, anh mới lên tiếng: “Tôi bận quá, có những việc khác quan trọng hơn”. Đó là một lời biện bạch hoặc là hết sức vô trách nhiệm với việc mình đã làm, hoặc là hết sức xấc xược với những người góp ý cho mình, hoặc cả hai.
Trong toàn bộ những lý lẽ được Cao Việt Dũng triển khai đề tự bào chữa, điểm duy nhất có thể có chút ít giá trị là độ chênh trong quan niệm về tín, đạt, nhã của dịch thuật. Với kiểu chia động từ “tôi nghĩ thế này, anh nghĩ thế kia, ngôi thứ ba số ít nghĩ thế ấy, số nhiều thế ấy..." người ta có thể cãi nhau sáng đêm chưa xong. Và Cao Việt Dũng thích thế. Để khỏi phải nói mấy chuyện tử cung, ruột non, ruột già.
Rồi những người bỏ công chỉ cho anh biết rằng “hú họa” không thể là “hạnh phúc nhỏ mọn”, cây cọ vẽ khác với cái bàn chải và đàn ông không thể chết vì ung thư tử cung... bị anh mắng sa sả là những kẻ bới lông tìm vết đầy ác ý. Khổ một nỗi là họ chẳng bới cái gì cả. Lỗi của Cao Việt Dũng sờ sờ ra đấy. Bất cứ người nào có trình độ tiếng Pháp trên bằng C đều có thể thấy rõ trong khi Dũng phải đợi người ta bươi lên, móc ra.
Dũng chỉ nhận một vài lỗi nhẹ nhàng, và ngay lập tức anh chia luôn động từ “tôi có lỗi, anh cũng có lỗi, chúng ta đều có lỗi, mọi người đều có lỗi..., cá mè một lứa cả”. Những người đáng làm thầy anh không đời nào chịu ngồi xuống chung một chiếu với thằng xấc láo. Cách nhận lỗi của Dũng chỉ khiến cho người ta muốn đạp Dũng ra khỏi chiếu.
Trong khi đó âm binh của Cao Việt Dũng lang thang khắp các diễn đàn, cất giọng phụ họa bằng những luận điệu mà Cao Việt Dũng ở vị trí của một dịch giả chuyên nghiệp không thể  phát biểu: “Chê dễ, làm không dễ”, “Mặc dầu còn những hạn chế nhất định, Cao Việt Dũng vẫn có đóng góp đáng kể”, “Chê Dũng là bất dũng, vô sỉ, ghen ăn tức ở...” vân vân và vân vân. Hoặc Cao Việt Dũng không thể kiểm soát nổi lũ âm binh này, hoặc chúng được chính anh chỉ đạo, tất cả những ai đụng chạm đến thần tượng, thần đồng Cao Việt Dũng đều bị mạt sát không tiếc lời. Chính bọn này đẩy Cao Việt Dũng đến cửa tử nhanh hơn. Cả những người từ trước đến nay không muốn nói về Cao Việt Dũng cũng không thể làm ngơ được nữa.
Từ chỗ chỉ là một dịch giả phạm nhiều sai sót (ai chẳng có sai sót?), và chỉ thế thôi, Cao Việt Dũng đã trở thành biểu tượng đáng xấu hổ của thị trường chữ nghĩa, bằng cấp, sách vở... bát nháo. Đáng xấu hổ nhưng không biết xấu hổ, không biết nói lời cảm ơn và xin lỗi cho phải phép lại cuồng ngôn lộng ngữ, không có dấu hiệu nào cho thấy Dũng có khả năng phục thiện. Với những kẻ mà căn tính bất lương không thể cải tạo được, chỉ có một bản án duy nhất là tử hình.

6 comments:

  1. BÀi viết hay, thâm thúy!

    ReplyDelete
  2. Cám ơn bạn đã ghé thăm.

    ReplyDelete
  3. Vừa phát hiện blog đương sự, trúng độc mấy dòng hoa mỹ từ hồi nảo nào của chàng, rồi đi kiếm profile của chảng, chưa mừng hết ta có anh trí thức trẻ tuổi mà có nết, thì lòi ra cái xì-căng-đan này...Cám ơn chủ bài viết giải độc cho mình!

    ReplyDelete
  4. eo, 'ko phục thiện' thì 'tử hình'!

    ReplyDelete
  5. eo, 'ko phục thiện là tử hình': kẻ này diết ai?

    ReplyDelete
  6. Giờ thì mới hiểu tại sao tay này bị người ta tẩy chay

    ReplyDelete