Trân Tiễn Cao Đăng là tác giả của thuật ngữ “thảm họa dịch thuật” sáu năm về trước khi anh lên tiếng phê phán Mật mã DaVinci (người dịch là Đỗ Thu Hà, nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin). Anh dày công phân tích và phân loại từng lỗi trên bản dịch của Đỗ Thu Hà, thể hiện một tinh thần nghiêm túc đáng quý ở người làm công việc dịch thuật. Uy tín của nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin xuống dốc thảm hại và sự nghiệp dịch thuật của Đỗ Thu Hà xem như tiêu tan như bọt nước sau những lời phê bình xác đáng của Trần Tiễn Cao Đăng.
Sáu năm sau Trần Tiễn Cao Đăng có một thái độ ứng xử khác hẳn trước các thảm họa dịch thuật. Tác giả của thuật ngữ dường như không còn biết phẫn nộ nữa. Tiền Vệ muốn đập chết Cao Việt Dũng thì xin mời cứ tự nhiên, nhưng Trần Tiễn Cao Đăng quyết không dính vào chuyện bươi móc lỗi phải nữa. Âm binh lên mạng khen: Trần Tiễn Cao Đăng khí độ hơn người, không a dua, không đánh hôi.
http://trantiencaodang.blogspot.com.au/2012/04/ve-su-thieu-khoan-dung.html
ReplyDeleteBuồn cười không?
Ông cảnh sát này ngày xưa không biết khoan nhượng với Đỗ Thu Hà, ngày nay lại đi trách thiên hạ thiếu khoan dung. Người quan sát rất muốn được nghe tiếng hét to của ông, những mong nó to bằng với tiếng ông thét khi xưa ông chê Mật mã DaVinci. Nhưng chúng tôi không có tư cách đó bởi vì ông đã có một tư cách khác. Áo cơm ràng buộc lấy nhau....
Trần Tiễn Cao Đăng cũng vì miếng cơm manh áo thôi. Cao Việt Dũng thì coi như xong sự nghiệp dịch thuật rồi. Tiếc cho Cao Đăng cũng dịch được vài cuốn khá tốt, nay lâm vào cảnh phải kiếm ăn mà viết trái lòng mình!
ReplyDeleteAnh đã tuyên bố là hành xử văn minh thì phải đổi sản phẩm lỗi, vậy thì anh đổi hết sách dịch loạn của Cao Việt Dũng đi. Sao không dám làm thế, đúng là hèn!
Cao Đăng sẽ gọi thái độ của bạn là thiếu khoan dung.
ReplyDeleteCóp về từ blog của Cao Đăng:
ReplyDeleteMột lời cuối cùng cho tất cả những ai còn muốn nói gì đó với tôi về chuyện này:
Việc quan trọng nhất của tôi không phải là nhảy chồm chồm lên và la hét bất cứ khi nào có một bản dịch tồi xuất hiện trên văn đàn.
Tôi có những việc quan trọng hơn thế nhiều.
Thời gian của cuộc đời tôi cần phải dành cho những việc nào hơn, điều đó tôi biết và không cần ai khác biết.
Càng không cần ai chỉ dạy tôi về điều đó.
Về bản dịch của Cao Việt Dũng, một mình Hà Thúc Lang là đủ.