Friday, 27 April 2012

Trên dòng kẻ bằng những dấu chấm anh là Trần Dương Tường


Trước khi Nhã Nam đưa bản dịch Lolita ra trình làng, tôi cam đoan người nào đọc phải một câu như trên hiểu được chết liền. Sau  khi bản dịch của Dương Tường xuất hiện, bà con phải dò lại bản gốc tiếng Anh mới hiểu dịch giả muốn nói gỉ. Nhiều người cao giọng chê bai, đòi Dương Tường phải dịch lại cho mượt mà hơn hoặc phải kèm ghi chú. Xem ra bây giờ cả hai việc đó đều không cần thiết nữa. Sau những sự việc ầm ĩ vừa qua, còn ai muốn đọc một bản dịch ký tên Dương Tường nữa không? Và ghi chú để làm gì nữa khi bây giờ, nhờ công Dương Tường, mọi người đều biết trên dòng kẻ (bằng những dấu) chấm nghĩa là gì rồi.

Dương Tường không nhận sai và thật ra, rất khó bảo anh sai.Trình độ người đọc Việt Nam thấp kém, không biết dòng kẻ chấm là gì thì đó không thể là lỗi của Dương Tường. Nếu Nabokov viết trên dòng kẻ chấm mà dịch thành trên  dòng kẻ liền thì mới có thể gọi là sai vì đó là hai loại dòng kẻ khác nhau. Đằng này sách Pháp, sách Nga đều dịch là trên dòng kẻ chấm. Vậy người dịch sai ở chỗ nào? Dương Tường thậm chí dịch còn đúng hơn các ông Nga và Pháp, bởi vì các ông Tây còn phải dài dòng văn tự kiểu trên dòng kẻ chấm của mẫu đơn / biểu mẫu.... mà nguyên bản có từ nào về đơn từ, biểu mẫu đâu?

Dịch thuật trước hết là một nghệ thuật. Mỗi dịch giả có một quan niệm riêng. Với Dương Tường không có chuẩn mực nào cao hơn nguyên bản. Vì vậy, dù ai nói đông nói tây, Dương Tường cứ phải viết tiếng Việt như nguyên bản tiếng Anh. Từ bao nhiêu năm qua anh luôn giữ vững lập trường này. Tại sao trước đây không ai phẫn nộ với làn da trắng trong của hoa mộc lan. Tại sao người ta ít nhận ra điều đó mỗi khi bị cuốn hút bởi sự duyên dáng của câu văn Việt hồn Tây? Vậy thì tại sao bây giờ lại đi khuấy động cả thị trường chữ nghĩa vì một chuyện không đáng?

12 comments:

  1. Hôm nay báo Đảng đã chốt vấn đề lại rồi:

    http://www.nhandan.com.vn/cmlink/nhandandientu/thoisu/van-hoa/tin-chung/v-v-n-sang-t-o-trong-d-ch-thu-t-1.345503

    Tóm gọn ý lại là: "dịch như dịch giả Dương Tường thì người Việt không thể hiểu nổi."

    ReplyDelete
    Replies
    1. Cảm ơn bạn đã giới thiệu tài liệu trên.

      Delete
  2. Tôi thấy Dương Tường dịch cái gì cũng không hay, chứ không hẳn Lolita, nhiều tác phẩm người ta dịch đã tốt rồi mà ổng còn ráng làm lại như "Cuốn theo chiều gió" chẳng hạn. Dịch lại thì chắc chắn là dễ hơn rồi phải không?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bạn nói đúng. Như quyển "Cuốn theo chiều gió" chẳng hạn...

      Delete
  3. Blog của anh có nhiều bài rất thú vị, cảm ơn anh. Chúc anh khỏe và viết nhiều hơn, dày hơn nữa.

    ReplyDelete
  4. Rất thích các bài viết sắc sảo của anh, đặc biệt bài về ông Lê Thẩm Dương, ý kiến của anh thật là khác biệt và sâu sắc. Giá như anh viết đều tay hơn, một hai ngày có một bài thì dần dần sẽ có nhiều người có thói quen vào đọc blog anh hơn. Cảm ơn anh!

    ReplyDelete
  5. Bạn ơi, chỉ mong rằng nước mình càng ngày càng ít rác.

    ReplyDelete
  6. DT bị chê dịch dở dịch lỗi, thay vì cử ra một ban chuyên môn để rà soát bản dịch, Nhã Nam lại tung âm binh, dẫn đầu là TTCĐ, CVD(chắc thất nghiệp rồi) đi khắp các web để cãi nhau, đôi co với phe anti, càng khiến phe này điên lên bới tung đống rác moi móc đủ thứ, chuyện nọ xọ chuyện kia. Hài vãi!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Cảm ơn bạn đã nhận xét rất chính xác.

      Delete
  7. Đọc bài bác viết cười nôn ruột, sắp tới người đọc Việt còn được khai sáng với cụm từ "định mệnh béo ị" (fat fate) khỏi cần chú thích. Pó chíu lun!

    ReplyDelete
  8. Bác cũng thấy là cần phải chua tiếng tiếng Anh đó!

    ReplyDelete