Tuesday 8 May 2012

Gót chân của Phạm Anh Tuấn bị đau nhức


Phạm Anh Tuấn khen Dương Tường có công lớn trong việc dịch the dotted line thành dòng kẻ bằng những dấu chấm. Với tư cách là một dịch giả kiêm luôn công việc chủ động tiếp nhận sự lai trộn văn hóa, Dương Tường đã góp phần làm từ ngữ tiếng Việt thêm giàu đẹp như ai đó đã có công đưa gót chân A-sin vào vốn từ ngữ tiếng ta.
Gót chân A-sin là một điển tích thần thoại Hy Lạp. Nó vô nghĩa đối với người không có chút hiểu biết nào về văn hóa phương Tây cổ đại. Không ai lần đầu đọc gót chân A-sin hay gót sen vàng mà hiểu được. Muốn biết gót chân A-singót sen vàng khác nhau thế nào, người Việt cần phải học, cần có các sách công cụ (từ điển tiếng Việt, từ điển điển cố...). Và đó là điều cần thiết vì các giá trị văn hóa Hy Lạp và Trung Hoa đáng để ta phải học.    
Dòng kẻ chấm của Dương Tường không quy về giá trị nào cả. Khi chọn cách dịch ấy, Dương Tường dĩ nhiên phải chú thích vì ở một đất nước không có quy định biểu mẫu đơn từ thống nhất, kẻ chấm hay kẻ liền tùy thích, ai có thể hình dung được dòng kẻ bằng những dấu chấm dùng vào việc gì? Nếu họ đã quen điền đơn từ ngoại quốc thì đó là việc khác. Nhưng trong trường hợp đó, người ta cần gì phải đọc bản dịch tiếng Việt? Sau cùng, các chú thích cần thiết cũng không đủ để từ vựng hóa dòng kẻ bằng những dấu chấm. Không phải bất cứ sáng tạo ngôn từ nào cũng vào từ điển được.
Đặt dòng kẻ bằng những dấu chấm bên cạnh gót chân A-sin là một cách so sánh hết sức khập khiễng. Nếu thích so sánh, Phạm Anh Tuấn có thể gọi Dương Tường là Đông Thi. Nàng Tây Thi nào đó nhăn mặt một phát thành gót chân A-sin, nhưng Đông Thi – Dương Tường dù cố công bắt chước đến mấy cũng chỉ rặn ra được cái dòng kẻ bằng những dấu chấm.

No comments:

Post a Comment