Ngay từ dòng đầu Thiên Phương đã đưa ra một đòi hỏi hết
sức vô lý:
Tái
hiện lịch sử phải trung thực, phản ánh đúng tiến trình vận động của nó, vì chỉ
có như vậy, việc nghiên cứu lịch sử mới giúp hiểu về quá khứ và rút ra bài học
hữu ích cho hiện tại.
(http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/binh-luan-phe-phan/item/22729702-luan-ban-ve-viec-van-dung-phuong-phap-lich-su.html)
Đó không phải là cách làm sử của ta, vì làm kiểu ấy
ta không bao giờ có thể chứng minh được người bạn thân thiết suốt ba mươi năm lại
có thể đồng thời là kẻ thù của ta trong ngần ấy năm. Nếu nhiệm vụ của sử học chỉ
là tái hiện lịch sử phải trung thực, phản
ánh đúng tiến trình vận động của nó, vì chỉ có như vậy, thì không ai viết nổi
tiểu sử của lãnh tụ thiên tài Hồ Chí Minh. Thực tế là chỉ cần dựa vào một quyển
sách của Trần Dân Tiên ta cũng đủ hiểu về
quá khứ và rút ra bài học hữu ích cho hiện tại.
Mượn chiêu bài bảo vệ sự thật lịch sử, Thiên Phương
khôn khéo dẫn dắt quần chúng nhân dân đi đến những kết luận bất lợi cho sự nghiệp
cách mạng của ta. Y khăng khăng buộc tội Nguyễn Ánh cõng rắn cắn gà nhà để gián
tiếp chửi Đảng ta cũng không hơn gì khi bị dồn vào đường cùng, phải ôm lấy
Xít-ta-lin (gọi bằng Ông) và Mao Trạch Đông (gọi bằng Bác). Y trưng ra một sự
thật hiển nhiên là bọn thực dân đế quốc không có thiện chí hòa bình trong khi
đó y lại che giấu việc đảng ta đã làm cách nào để trấn áp bọn phản động khiến
cho người sau không thể hiểu nổi tại sao có quá đông người chạy sang phía thực
dân đế quốc trong một thời gian dài mấy mươi năm.
No comments:
Post a Comment