Thursday 1 May 2014

Đạo sĩ Đỗ Ngọc Yên lại xuất hiện


Đỗ Ngọc Yên là một cây bút nổi tiếng, nhiều tai tiếng.

Ở thể loại chân dung, Đỗ Ngọc Yên viết nhiều chi tiết được "hư cấu" đến nỗi chính Nguyễn Bích Lan đã phải thốt lên rằng, chị chỉ còn biết kêu "trời!" vì ngạc nhiên và bất bình. (http://nhavantphcm.com.vn/tac-pham-chon-loc/nghien-cuu-phe-binh/kieu-viet-chan-dung-cua-do-ngoc-yen.html)

Là nhà thơ, Đỗ Ngọc Yên nổi tiếng với vụ án đạo thơ Vũ Từ Trang (http://giadinh.net.vn/van-hoa/nha-van-do-ngoc-yen-bi-to-dao-van-20110415031511326.htm). Sau vụ ấy Đỗ Ngọc Yến mang danh đạo sĩ. Vì vụ ấy Đỗ Ngọc Yên căm Nguyễn Đăng Điệp đến bây giờ.

Là nhà phê bình, Đỗ Ngọc Yên từng xuất hiện trong đội đồng ca lăng xê dòng thơ lên đồng của Hoàng Quang Thuận:
Trong Hội thảo lần này, một vấn đề nổi bật được các nhân chứng và nhiều nhà phê bình như Nguyên An, Dương Kỳ Anh, Nguyễn Hòa, Linh Sơn, Đỗ Ngọc Yên… quan tâm là khả năng sáng tạo của tác giả Hoàng Quang Thuận thuộc “dòng thơ tâm linh”, “viết thơ như lên đồng”, “viết trong vô thức”, “tiền nhân mượn bút”, có yếu tố “trời cho”, “phút giây xuất thần”, “nhập thần”, “thiên linh dẫn dắt”, “cảm thức tâm linh”, “phút giây mặc khải”…
(http://vanchinh.net/index.php?option=com_content&view=article&id=672:tng-kt-hi-tho-hoang-quang-thun-vi-non-thieng-yen-t&catid=38:tiu-lun-i-thoi&Itemid=57)

Yên khoe nhờ mười năm làm ở viện triết, bỗng thấy chất của mình hợp hơn với lý luận phê bình. (http://www.anhsangmoi.com/article/153-Nha-van-tuoi-ho-Do-Ngoc-Yen:-'Toi-so-cai-hoang-trong-phe-binh'.html). Sự thật là nhờ lúc lên 5 tuổi bị đắm đò trôi sông không chết, từ đó coi trời bằng vung.

Thấy PGS TS Phan Trọng Thưởng lộ diện đập luận văn Nhã Thuyên, Yên cũng chen chân ra hỏi một câu:
Liệu như thế có xứng đáng là một luận văn cao học được Hội đồng chấm thi cho điểm tuyệt đối 10/10 không?
(http://nguyenhuuquy.vnweblogs.com/print/2195/451867)

Đỗ Ngọc Yên sinh năm 1950, tốt nghiệp đại học Tổng Hợp Hà Nội, ngành ngữ văn năm 1978, sau đó không học hành gì thêm, lấy tư cách gì để đánh giá luận văn cao học? Đi chỗ khác chơi!

No comments:

Post a Comment